Ếch khi gặp kẻ thù tự vệ như thế nào?

2 câu trả lời

Cách thức phòng vệ của động vật hay việc thích ứng chống động vật ăn thịt  thuật ngữ sinh thái học đề cập đến cơ chế tự vệ phát triển và hoàn thiện theo thời gian thông qua quá trình tiến hóa giúp những loài động vật bị coi là con mồi hoặc kẻ yếu thế trong cuộc đấu tranh liên tục của chúng chống lại kẻ thù là những kẻ săn mồi hoặc những động vật gây hại đến bản thân hoặc giống loài của chúng. Trong thế giới động vật, sự thích nghi tiến hóa cho mọi giai đoạn của cuộc đấu tranh này để tối đa hóa sự sống con mồi và cuối cùng là dẫn đến sự cân bằng sinh thái theo phương trình con mồi và kẻ săn mồi và đây cũng chính là một trong những điều kỳ diệu của quá trình tiến hóa  sự sống.

Sự tương tác giữa động vật ăn thịt hay động vật săn mồi và con mồi có ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của chính con mồi, nhất là những sinh vật nằm ở đáy của chuỗi thức ăn. Có thể được chia thành hai loại phòng vệ chính yếu là: bảo vệ hình thái cơ thể  hành vi (tập tính). Bảo vệ hình thái cơ thể liên quan đến sự thích nghi cấu trúc cơ thể như sự phát triển của sừng, gai, nọc, móng vuốt, răng, nanh  độc tố. Một số hình thái phòng thủ sử dụng các khía cạnh của sự xuất hiện của con mồi để tránh bị phát hiện. Những chiến lược này bao gồm ngụy trang  bắt chước. Những tập tính tự vệ liên quan đến hành vi thích ứng chống lại sự săn mồi được các con mồi thực hiện để tránh bị ăn thịt như một bản năng tự bảo toàn.

Có hai chiến lược chủ đạo là chiến lược phòng vệ một cách chủ động (phủ đầu) và cách phòng vệ thụ động, trong đó chiến lược phủ đầu là sự phòng ngự tầm xa của con mồi trước kẻ thù của chúng, còn cách phòng vệ thụ động phát xuất từ những tình huống hiểm nghèo. Từ chiến lược phủ đầu đến phòng vệ thụ động, từ cách dùng vũ khí hóa học đến khoanh vùng lãnh thổ cho đến các cách thức và hình thức khác thì các sinh vật đều chứng tỏ sự lão luyện trong việc luồn tránh sự săn đuổi của kẻ thù, nhất là các sinh vật biển. Cả hai loại phòng thủ đã tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên vì chúng làm tăng thể lực, sức sinh tồn và sự lanh lợi của con mồi dẫn đến sự thành công sinh sản tốt hơn của các cá thể sở hữu những đặc điểm có lợi, được đào luyện, trui rèn trong tự nhiên và do đó, dẫn đến sự tồn tại của các đặc tính trong quần thể theo thời gian

 

Khi gặp kẻ thù, ếch sẽ có phản ứng tự vệ là giả chết.