(Dựa vào SGK Địa lí 7) hãy nêu nhận xét nền kinh t của 4 quốc gia: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi lê, Vê-nê- xu-ê-la so với nền kinh tế khu vực?
2 câu trả lời
Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm... Các nước trên luôn cố gắng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả, dần đến nợ nước ngoài tăng cao, đe doạ sự ổn định kinh tế trong nước.
Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ.
Ở các nước trong vùng biển Ca-ri-bê, ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả,................
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!!!!!!!!!
Kinh tế quốc gia Bra-xin :
Brasil có nền kinh tế thị trường tự do theo hướng xuất khẩu. Tổng sản phẩm quốc nội đã vượt 1000 tỉ USD, nếu tính theo sức mua tương đương là 1.800 tỉ USD, đưa nó trở thành nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới và là nền kinh tế lớn nhất ở Mỹ Latin[14]. GDP bình quân đầu người trên danh nghĩa là 6.000 USD trong năm 2007. Sản phẩm công nghiệp chiếm tới 3/5 tổng sản phẩm công nghiệp của các nền kinh tế Nam Mỹ[15]. Sự phát triển về khoa học và công nghệ của đất nước là yếu tố hấp dẫn đối với sự đầu tư trự tiếp từ nước ngoài, với khoảng 20 tỉ USD một năm vào cuối năm ngoái, so với mức 2 tỉ USD/một năm ở thập kỷ trước[15], đây là mức tăng đầu tư đáng chú ý. Lĩnh vực nông nghiệp cũng có một động lực đáng kể: trong khoảng hai thập kỷ ngành này luôn giữ cho Brasil ở trong số các nước có năng xuất cao nhất trong khu vực[15]. Ngành nông nghiệp và khai thác mỏ cũng làm tăng đáng kể thặng dư trao đổi, kết quả là một lượng tiền lớn đổ vào đất nước và giảm nợ nước ngoài.
Kinh tế quốc gia Ac-hen-ti-na :
Argentina hiện tại là nền kinh tế lớn thứ 3 ở Mỹ Latinh (sau Brasil và México), có truyền thống sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc; công nghiệp tương đối phát triển, với các ngành mũi nhọn như chế biến thực phẩm, dầu khí, luyện kim, chế tạo ô tô, năng lượng nguyên tử, sinh học... Tính đến năm 2016, GDP của Argentina đạt 541.748 tỷ USD, đứng thứ 21 thế giới. GDP theo sức mua tương đương là 20,972 tỷ USD, đứng thứ 66 thế giới và đứng thứ 5 khu vực Mỹ Latin.
Được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đông, nền công nghiệp đa dạng và một nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu, nền kinh tế của Argentina đang là nền kinh tế lớn thứ hai ở Nam Mỹ sau Brazil. Quốc gia này xếp thứ hạng rất cao trên thế giới về chỉ số phát triển con người, cũng như là nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức khá cao so với các nước khác trong khu vực. Argentina có một quy mô thị trường trong nước khá lớn và các ngành công nghệ cao ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế [44]
Kinh tế quốc gia Chi lê :
Sau một thập niên phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm, kinh tế Chile kể từ năm 1999 bước sang thời kỳ giảm sút vì tình hình suy thoái toàn cầu liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á năm 1997. Kinh tế Chile phát triển ở mức thấp đến năm 2003 thì bắt đầu có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi mức tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội đạt 4%, rồi 6% năm 2004. Tuy nhiên vì giá nhiên liệu đắt đỏ và nhu cầu tiêu thụ quốc nội còn yếu kém nên kinh tế Chile vẫn chưa rực rỡ lắm.
Trong gần 30 năm qua Chile theo đuổi chính sách kinh tế cân bằng. Chính phủ quân đội trong thời kỳ 1973-90 đã cho tư hữu hóa nhiều cơ sở quốc doanh. Ba chính phủ dân sự kế tiếp cũng theo con đường đó nhưng ở tốc độ chậm hơn. Chính phủ Chile từ đó chỉ nắm giữ vai trò điều hành hạn chế ngoại trừ vài trường hợp như việc sở hữu công ty đồng CODELCO. Chile kiên quyết theo đuổi tự do mậu dịch và đã ký kết một số hiệp ước tự do mậu dịch (free trade agreement) với Hoa Kỳ, khối Liên Âu, Nhật Bản, Nam Hàn, New Zealand, Singapore, Brunei và Hoa lục.
Kinh tế quốc gia Vê-nê-xu-ê-la :
Công nghiệp dầu mỏ là ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Venezuela, tới 1/3 GDP, 80% giá trị xuất khẩu và hơn một nửa ngân sách nhà nước. Đất nước này có một nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt to lớn và hiện nay, Venezuela là một trong 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới[18]. Những mỏ dầu chính của Venezuela nằm tại khu vực hồ Maracaibo, vịnh Venezuela và vùng châu thổ sông Orinoco. Do được chính phủ trợ cấp, Venezuela là một trong những nước có giá xăng dầu rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên những lên xuống thất thường của giá dầu trên thị trường thế giới cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị, đình công luôn đe dọa đến ngành kinh tế nhạy cảm này của Venezuela. Chính phủ Venezuela đang tìm cách làm đa dạng hóa nền kinh tế và tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của nước này. Tính đến năm 2016, GDP của Venezuela đạt 333.715 USD, đứng thứ 32 thế giới và đứng thứ 4 khu vực Mỹ Latinh.
Hãy cảm ơn, vote 5 sao và bình chọn là câu trả lời hay nhất nếu thấy hay nhé!!!