Đóng vai một người nông nô trong lãnh địa châu Âu được một người bạn mời đến chơi. Em hãy viết cảm nhận hoặc vẽ lại quang cảnh đó. Gợi ý: Nêu được cảm nhận về quang cảnh và những hoạt động kinh tế chủ yếu của nhân dân thành thị. Nhấn mạnh về điểm giống và khác nhau giữa ở đây và nơi em sống. Chia sẻ một điều em thích nhất và một điều em không thích ở thành thị đó.

2 câu trả lời

Tôi là một người nông nô trong lãnh địa châu Âu. Hôm nay tôi may mắn thoát khỏi lãnh địa và đc một người bạn mời đến chơi, nhà anh ấy ở thành thị (thành thị trung đại Tây Âu).

Quang cảnh ở nơi đây thật đặc biệt.

Cũng giống với chỗ tôi ở, người dân nơi đây cũng không thoát khỏi sự sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.

Nhưng điều khác biệt...:

Chỗ tôi ở: là một khu đất rộng lớn có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,... có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố. Cơ mà đấy là chỗ ở của lãnh chúa thôi. Chỗ tôi ở á... là khu ruộng đất bao quanh bên ngoài kia kìa. Chỗ này lãnh chúa giao cho chúng tôi cày cấy, sản xuất nông nghiệp.

Chúng tôi bị lệ thuộc vào lãnh chúa, ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt rất nặng. Tôi nhận ruộng đất của họ để cày cấy và phải nộp cho chúng tận 1/2 sản phẩm thu được. Ngoài ra, còn rất nhiều thứ thuế vô lý khác nữa, thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,... Nhưng mà nếu tôi quan tâm sản xuất, chăm chỉ làm lụng thì vẫn có cái ăn, không hẳn là không có tài sản gì như bọn nô tì ở phương Đông ^^.

Mọi thứ lương thực, quần áo, giày dép,... chúng tôi tự làm ra hết, chỉ phải mua ở bên ngoài muối và sắt thôi.

Thế mà chỗ ông bạn tôi lại khác hoàn toàn.

Người dân ở đây chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa.

Trong sản xuất và buôn bán họ cũng có những "quy luật ngầm" của giới. Đó là những quy chế riêng (phường quy) nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho những người cùng nghề, chống lại sự sách nhiễu của lãnh chúa,...

Điều tôi thích nhất ở đây là những lễ hội, hội chợ lớn được tổ chức thường xuyên để trao đổi buôn bán. Nó mới vui làm sao!!!

Vui là thế, vẫn có thứ khiến tôi không thích đó là một số người buôn bán giỏi đồng nghĩa họ có tiếng nói rất lớn ở đây.

Ta là lãnh chúa. Trước kia ta là một tướng lĩnh quân sự nhưng vì có công lớn trong việc chiếm lãnh thổ của đế quốc Rô-ma nên ta đã đức vua phong cho làm công tước và được chia ruộng đất. Ở những chỗ đất đó, ta đã xây dựng nên những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh. Trong pháo đài có dinh thự, nhà kho, chuồng trại,... Ở xung quanh lại có đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, khu ở của nông nô,... Ta cho nông nô thuê ruộng đất của ta để cày cấy và chúng phải nộp tô thuế cho ta. Ngoài ra, ta còn bắt bọn cúng nộp cho ta 1/2 số tài sản của chúng và nhiều thứ thuế khác. Ta không cần biết những thứ thuế đó vô lí tới mức nào, ta chỉ cần biết ta rất giàu có. Hàng ngày, ta luyện tập cung kiếm. cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc ở trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, mặc kệ bọn nông nô làm việc. Ta cảm thấy rất sung sướng và nhàn hạ.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước