Đời sống kinh tế chính trị, văn hóa thời nhà Ngô,Đinh,Tiền Lê,Lý Ngắn gọn.Làm từng nhà một nhé

1 câu trả lời

* Thời Ngô

- Kinh tế: Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.

- Chính trị:

+ Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa

+ Xây dựng bộ máy nhà nước: do vua đứng đầu, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự. Giúp việc cho vua là quan văn – võ.

+ Cử tướng trấn giữ các châu.

- Văn hóa: Nho giáo, Phật giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc dần phát triển.

* Thời Đinh - Tiền Lê:

- Kinh tế: Quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã, chia nhau cày cấy phải nộp thuế, đi lính, làm lao dịch cho nhà vua. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.

- Chính trị:

+ Nhà vua phong vương cho các con, cử tướng lĩnh nắm chức vụ quan trọng.

+ Xây dựng bộ máy chính quyền ở địa phương gồm 10 lộ, dưới lộ là phủ, châu.

+ Thực hiện chính sách đối ngoại giao hảo với nhà Tống.

- Văn hóa:

+ Giáo dục chưa phát triển.

+ Nho giáo xâm nhập nhưng ảnh hưởng chưa đáng kể. Đạo Phật phát triển; nhà sư được trọng dụng, chùa chiền xây dựng khắp nơi.

+ Văn hóa dân gian phát triển: Nhảy múa, đua thuyền, vật…

* Nhà Lý:

- Kinh tế:

+ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua. Giao cho nông dân canh tác.

+ Nhà nước có nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển.

+ Nhiều năm mùa màng bội thu.

+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển, nhiều chợ làng chợ huyện mọc lên.

- Chính trị:

+ Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long. Đổi tên nước là Đại Việt.

+ Vua đứng đầu nhà nước, giúp vua có quan văn, quan võ.

+ Chia thành 24 lộ, phủ, dưới lộ, phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã.

- Văn hóa:

+ Nhà nước quan tâm đến giáo dục, cho xây dựng Văn Miếu, mở khoa thi để tuyển chọn quan lại, thành lập Quốc Tử Giám,...

+ Đạo Phật rất phát triển. Dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh, soạn sách Phật.

+ Loại hình nghệ thuật dân gian phát triển: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật, ….

Câu hỏi trong lớp Xem thêm