Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa", ta còn nhớ khi được mời lên thăm nhà anh thanh niên, họa sĩ đã nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kip gấp chăn chắng hạn." . Nhưng rồi, sau những câu chuyện anh kể, những việc anh làm, họa sĩ lại nghĩ: "Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sảng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách. (...) Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá." Câu 1. Trong truyện ngắn này Nguyễn Thành Long đã lựa chọn được ngôi kể độc đáo. Hãy xác định và nêu tác dụng của ngôi kể này trong việc thể hiện chủ đề của truyện. Câu 2. Ghi lại 01 câu văn trong đoạn trích có thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Câu 3. Cách nhìn nhận, đánh giá của ông họa sĩ về anh thanh niên đã thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? Câu 4. Khi vẽ bức phác hoa về chân dung anh thanh niên, vì sao ông họa sĩ thấy "nhọc quá"?

1 câu trả lời

Câu 1: Ngôi kể thứ ba

Tác dụng của ngôi kể trong việc thể hiện chủ đề:

Điểm nhìn ở đây đặt vào ông họa sĩ, là một người có hiểu biết, kinh nghiệm nên cách nhìn, đánh giá của ông cũng trở nên cụ thể, rõ ràng, chính xác hơn khi nhận xét về anh thanh niên. Giúp câu chuyện khách quan và cũng dễ điều chỉnh nhịp kể

Câu 2:

"Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sảng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

TPBL cảm thán

Câu 3:

Mới đầu ông nghĩ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kip gấp chăn

Thay đổi vì ông chứng kiến người thanh niên nói về công việc, và chứng kiến hành xử, nói chuyên của anh thanh niên. Vẻ đẹp của anh đã làm ông thay đổi nhìn nhận, đánh giá

Câu 4: 

Ông họa sĩ thấy nhọc quá vì chân dung anh là chân dung của vẻ đẹp tâm hồn, của phẩm chất cao đẹp khiến ngòi bút của ông không thể nào khắc họa ngay được.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước