Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... (...) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.” (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu xuất xứ của văn bản? Câu 2: Phần trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội? Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích (chỉ rõ các từ, ngữ)? Cách sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Câu 4: Tác giả gọi “ mùa xuân Bắc Việt ’’, “ mùa xuân Hà Nội’’ là “ mùa xuân của tôi ’’.Theo em, cách gọi như vậy có ý nghĩa gì ? Câu 5: Em cảm nhận được những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ? Câu 6: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản chứa đoạn văn trên.
2 câu trả lời
Câu 1:
- Trích trong văn bản: Mùa xuân của tôi
- Tác giả: Vũ Bằng
- Thể loại: Tùy bút
- Xuất xứ: Trích “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tuỳ bút
“Thương nhớ mười hai”
Câu 2:
- Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm
- Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa
xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có,mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt
- Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn
giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu
mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.
Câu 4:
Tác giả muốn khẳng định “ mùa xuân Bắc Việt ’’, “ mùa xuân Hà Nội ’’ là
mùa xuân của riêng mình. Bởi trong hoàn cảnh xa quê đang ở miền Nam, nên nhà văn càng nhớ về mùa xuân quê hương da diết hơn
Câu 5:
Mùa xuân như có sức sống thần kì, khơi gợi tình cảm của tác giả. Đoạn văn đã thể hiện lòng yêu cuộc sống, sự nhạy cảm giao hòa trước thiên nhiên và tình yêu quê hương của nhà văn Vũ Bằng.
Câu 6:
- Nghệ thuật:
+ Mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
+ Từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
+ Hình ảnh so sánh, liên tưởng phong phú, giàu chất thơ.
- Nội dung:
+ Vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội.
+ Nỗi nhớ thương da diết của tác giả với cảnh sắc quê hương.
+ Sự gắn bó máu thịt với quê hương, xứ sở - tình yêu đất nước.
2
- Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm
- Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa
xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
3
- Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có,
mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt
- Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn
giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu
mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.
4
Tác giả muốn khẳng định “ mùa xuân Bắc Việt ’’, “ mùa xuân Hà Nội ’’ là
mùa xuân của riêng mình. Bởi trong hoàn cảnh xa quê đang ở miền Nam, nên
nhà văn càng nhớ về mùa xuân quê hương da diết hơn
5
Mùa xuân như có sức sống thần kì, khơi gợi tình cảm của tác giả. Đoạn văn
đã thể hiện lòng yêu cuộc sống, sự nhạy cảm giao hòa trước thiên nhiên và
tình yêu quê hương của nhà văn Vũ Bằng.
6
- Nghệ thuật:
+ Mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
+ Từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
+ Hình ảnh so sánh, liên tưởng phong phú, giàu chất thơ.
- Nội dung:
+ Vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội.
+ Nỗi nhớ thương da diết của tác giả với cảnh sắc quê hương.
+ Sự gắn bó máu thịt với quê hương, xứ sở - tình yêu đất nước