Đọc kỹ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. (Trích, Quê hương của Đỗ Trung Quân.) Câu 1: (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và thể thơ? Câu 2: (0,5 điểm): Phân loại từ láy và từ ghép : Êm đềm, con đò, quê hương, khế ngọt Câu 3: (1,0 điểm): Sự lặp đi lặp lại từ quê hương trong hai khổ thơ trên có ý nghĩa gì? Câu 4: (1,0 điểm): Đoạn thơ gửi đến bạn đọc thông điệp gì?
2 câu trả lời
$\text{1)}$
$\\-$ PTBĐ: biểu cảm và miêu tả.
$\longrightarrow$ PTBĐ chính: biểu cảm.
$\\-$ Thể thơ: 6 chữ.
$\text{2)}$
$\\-$ Từ láy: êm đềm.
$\\-$ Từ ghép: con đò, quê hương, khế ngọt.
$\text{3)}$
Sự lặp đi lặp lại từ quê hương trong hai khổ thơ trên có ý nghĩa:
$\\-$ Miêu tả quê hương một cách sinh động, hấp dẫn.
$\\-$ Nhấn mạnh về vai trò của quê hương.
$\text{4)}$ Thông điệp: Quê hương là một thứ gì đó vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Chúng ta nên thấy yêu quê hương của mình, những điều thân thuộc gắn liền với quê hương.
$^\circ$$~lala~$
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (PTBD chính của thơ luôn là biểu cảm)
- Thể thơ 6 chữ.
Câu 2:
-Từ láy: êm đềm
- Từ ghép: con đò, quê hương, khế ngọt.
Câu 3:
Nhấn mạnh sự nhớ quê hương, nhớ những kỉ niệm đẹp bên quê hương của tác giả.
Câu 4:
Thông điệp: Dù có đi đâu xa phải rời xa quê hương, con người chúng ta vẫn luôn nhớ đến quê hương, nhớ đến những kỷ niệm đẹp ở nơi đây. Vậy nên, hãy hết sức trân trọng những giây phút được sống tại quê hương của mình, sống hết mình với thiên nhiên.