Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ... Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” (Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1. (1 điểm) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ chứa đoạn thơ trên. Câu 2 (1 điểm) Lời nói của người bà dặn cháu trong khổ thơ trên được dẫn theo cách nào ? Người bà đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 3 (1 điểm) Hình ảnh người bà trong đoạn thơ giúp em cảm nhận được điều gì?
1 câu trả lời
câu `1`
`->` Đoạn văn trên trích trong văn bản : " Bếp lửa "
`->` Tác giả là : Bằng Việt
`->` Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được viết năm `1963` khi tác giả đang là sinh viên học tập tại Liên Xô cũ . Bài thơ được đưa vào tập hương cây - bấp lửa `(1968)` tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ
câu `2`
`->` Lời nói của người bà dặn cháu trong khổ thơ trên được dẫn theo cách : trực tiếp
`=>` Dấu hiệu : tác giả sử dụng dấu hai chấm và mở ngoặc kép để mở đầu đối thoại
`->` Người bà đã không tuân thủ phương châm hội thoại : về chất
`->` Người bà cố ý không tuân thủ phương châm về chất vì muốn để cho người bố yên tâm chiến đấu công tác ở chiến khu . Bà không muốn bố lại lo lắng cho gia đình khi nghe những lời kể của người cháu . Bà cứ như vậy mà hi sinh âm thầm cho con cháu , là chỗ dựa cho cả gia đình .
Câu `3`
`->` Hình ảnh người bà trong đoạn thơ em cảm nhận được : Bà thật là người mạnh mẽ , tình yêu của bà thật lớn lao , bà là người tần tảo , luôn suy nghĩ cho người khác . Trong bà luôn ẩn chứa một niềm tin của bà , hình ảnh ngọn lửa chính tượng trưng cho sức mạnh can trường , can đảm không thể dập tắt của người bà
`~Harryisthebest~`