Diễn biến trạng thái của NST trong suốt quá trình sống của tế bào? Tại sao lại có sự biến đổi trạng thái như vậy?
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Giảm phân I:
- Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
- Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
- Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
- Kì đầu II: NST co xoắn.
- Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
Diễn biến trạng thái của NST trong suốt quá trình sống của tế bào:
- Đầu kì trung gian: Dãn xoắn, ở dạng sợi mảnh, đơn → Thực hiện phiên mã, dịch mã tổng hợp các chất cho quá trình lớn lên của tế bào
- Cuối kì trung gian: Nhân đôi thành dạng kép để chuẩn bị bước vào nguyên phân.
- Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. → Chuẩn bị cho sự phân chia NST
- Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. → Giúp cho NST được phân li đồng đều về 2 tế bào con, không bị đứt gãy trong quá trình phân chia.
- Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào. → Chia vật chất di truyền đồng đều cho 2 tế bào con.
Kì cuối: NST dãn xoắn, nằm trong 2 nhân mới. → Chuẩn bị cho một chu kì tiếp theo.