Để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải hợp tác quốc tế. Em hãy cho biết: a. Hợp tác là gì ? Cơ sở của sự hợp tác ? b. Vì sao trong thời đại ngày nay sự hợp tác quốc tế là một yêu cầu tất yếu ? c. Trong quá trình hợp tác quốc tế chúng ta có những thời cơ và thách thức gì ? d. Để hội nhập quốc tế bản thân em đã, đang và sẽ làm gì ?
2 câu trả lời
a. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung
`- `Cơ sở của sự hợp tác: tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác
b. Trong thời đại ngày nay sự hợp tác quốc tế là một yêu cầu tất yếu, vì bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng
c. Trong quá trình hợp tác quốc tế chúng ta có những thời cơ và thách thức đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận hết sức khoa học về tình hình thế giới hiện nay, từ đó đưa ra những chủ trương và cách thức để tận dụng cơ hội cũng như để vượt qua những thách thức không hề nhỏ
d. Để hội nhập quốc tế bản thân em đã, đang và sẽ làm: chúng ta phải học tập và rèn luyện ngay từ bây giờ để có được 5 kỹ năng cần thiết. Thứ nhất, kỹ năng hợp tác với nhau. Đó là sự chung sức, chung lòng, tìm hiểu một vấn đề qua nhiều khía cạnh khác nhau, qua đó giúp bản thân mỗi người hiểu vấn đề một cách sâu sắc nhất
a, +Hợp tác chính là hành động mà chúng ta, các bên tham gia cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực bất kì để cùng hướng tới một mục đích nhất định.
+Dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác.
b, Trong thời đại ngày nay sự hợp tác quốc tế là một yêu cầu tất yếu vì
Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
c,
Thời cơ
Các nước vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam sẽ trở thành đối tượng lôi kéo, tranh giành của các nước lớn trên thế giới, không những về chính trị mà còn về kinh tế. Nếu các nước vừa và nhỏ biết tận dụng thời cơ này, củng cố đoàn kết, tăng cường tiếng nói trong đời sống chính trị quốc tế, cùng nhau đưa ra những “luật chơi” mới về chính trị, kinh tế để đỡ bị thiệt thòi, để được tôn trọng, bình đẳng, công bằng hơn, thì các nước lớn sẽ phải có những nhượng bộ, tuy không lớn.
Thách thức
Các nước lớn sẽ tìm cách tranh thủ, bành trướng thế lực bằng “quyền lực mềm”, buộc các nước lệ thuộc nhiều hơn thông qua các quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ, viện trợ, cho thuê lãnh thổ làm “đặc khu kinh tế”,... dẫn tới lệ thuộc về chính trị vào một “cực”, một “trung tâm” nhất định. Thách thức gay gắt đặt ra cho các nước vừa và nhỏ là tránh nguy cơ bị phụ thuộc, nhất là phụ thuộc kinh tế, vào một cường quốc.
d,
Học sinh chúng ta cần có kiến thức, kỹ năng và năng lực thì sẽ có rất nhiều cơ hội để trở thành công dân toàn cầu, hội nhập với quốc tế và tỉ lệ thành công là rất cao.
Vì vậy phải nỗ lực phấn đấu học tập để có kiến thức