để kiểm tra bàn là có bị rò điện hay không ta phải làm gì Trình bày cách làm

2 câu trả lời

Bàn là điện - thiết bị điện gia dụng phổ biến không thể thiếu đối với mỗi gia đình, cửa hàng may, công ty, xưởng may,... hiện nay. Chỉ với một chiếc bàn là nhỏ gọn cùng những thao tác đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian là chúng ta đã có ngay những bộ quần áo phẳng phiu, ngăn nắp, sáng mới. 

Bàn là điện nói riêng cũng như các thiết bị điện gia dụng khác nói chung việc hỏng hóc, sự cố khi sử dụng là không thể tránh khỏi. Là vật dụng sử dụng điện hoạt động nên chúng ta cần phải biết và xử lý đúng cách, kịp thời để không những khắc phục, duy trì hoạt động, tuổi thọ cho sản phẩm mà còn đảm bảo an toàn, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Vậy sử dụng bàn là điện thường gặp phải những sự cố gì? và biện pháp khắc phục như thế nào bạn hãy cùng Daiichi tìm hiểu nhé.
 


1. Đứt dây điện trở (dây làm nóng bàn là)

Đây là sự cố phổ biến nhất khi sử dụng bàn là điện. Đứt dây có thể do nhiều nguyên nhân như dây vô ý chạm vật sắc, dây đã mòn, hoặc do chuột cắm,... Trong trường hợp này bạn cần thay dây mới. Để thay dây điện trở bạn làm theo các bước sau:
- Tháo dây dẫn cắm điện rồi mở vỏ bàn là ra. Tiếp theo tháo tấm nặng và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ (nếu có).
- Sau đó tháo bỏ dây cũ, thay dây mới vào và ráp lại.

Sau khi đã thay dây bạn cần kiểm tra lại:

- Kiểm tra mức cách điện giữa vỏ bàn là và mạch điện. Việc kiểm tra phải được tiến hành trong một phút ở nhiệt độ làm việc nóng nhất của bàn là;

- Kiểm tra tất cả các mối nối của mạch điện xem có tiếp xúc tốt không.

- Đèn tín hiệu phải làm việc bình thường (khi điện vào phải cháy sáng).

- Các bộ phận điều chỉnh nhiệt độ cũng như bộ phận phun hơi ẩm phải làm việc tốt, có nghĩa là khi giảm nhiệt độ, bàn là phải nguội dần, khí phun hơi ẩm phải có hơi nước xòe ra.

- Mặt đế là phải sạch và trơn láng.

- Tay cầm phải chắc chắn (không lỏng, không lung lay).

2. Cắm nguồn nhưng không thấy có đèn báo, bàn là không nóng

- Do sử dụng lâu ngày dây điện của ban la dien bị đứt ngầm: cần thay thế dây nguồn mới.
- Do đứt cầu chì (ở các sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu thường có cầu chì bảo vệ ở đầu phích cắm): kiểm tra xem bàn là có bị chập, chạm ở đâu không? Nếu không thì thay cầu chì bảo vệ mới
- Do Rơ le nhiệt bị hỏng/ oxi hóa/ có gai nên không tiếp xúc: Vệ sinh tiếp điểm rơle

3. Đèn báo sáng nhưng không nóng

- Do thanh nhiệt bị hỏng: Thay đế bàn là mới
- Do mối hàn bấm bị bong: Hàn lại bằng thiết bị hàn bấm chuyên dụng

4. Đủ nhiệt nhưng bàn là không tự ngắt

- Do Rơ le nhiệt bị hỏng: Thay Role mới

5. Bị chảy nướng khi là - đối với bàn là hơi nước

- Do bình chứa bị vỡ/ nứt: Kiểm tra và thay thế bình chứa nước mới
- Do chưa thực hiện đúng thao tác là hay mở nước khi chưa đủ nhiệt: Kiểm tra và làm đúng hướng dẫn sử dụng.

6. Bàn là hơi nước không ra hơi/ hơi nước ra yếu

- Do đóng cặn (canxi) trong bình/ đế: Sử dụng nút tự làm sạch (nếu có) hoặc vệ sinh cặn canxi.
- Do hỏng kim chặn: Thay thế bằng kim mới
- Do công tắc từ bị hỏng (đối với bàn là công nghiệp); Thay van từ

7. Lớp mạ hợp kim bên ngoài bị gỉ

Thông thường vỏ bên ngoài của bàn là có mạ một lớp hợp kim rất khó bị rỉ, nhưng do sử dụng lâu ngày hoặc bị xây xát do va chạm, lớp mạ tự nhiên sẽ bị tróc ra, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng rỉ. Bàn là bị rỉ sẽ giây bẩn ra quần áo và có khi còn kéo sợi vải làm cho vải bị xù lông.

Để tẩy sạch vết rỉ, bạn hãy cho một chút kem đánh răng vào khăn ướt để lau. Khi lau xong, chà lên chỗ rỉ một ít sáp đèn cầy, sau đó cắm diện cho sáp chảy ra, rút điện rồi lau tiếp. Nếu chỗ bị rỉ nằm dưới mặt bàn là, bạn cũng làm như trên. Nhưng sau cùng, hãy là vài lượt lên một miếng vải cũ đã bỏ đi là được. Không nên dùng giấy nhám để cọ chà chỗ rỉ (sẽ làm vết rỉ long ra thêm)

Chúc bạn luôn sử dụng bàn là an toàn, hiệu quả!
Các tin khác
Giải đáp thắc mắc và các vấn đề liên quan về bình thủy điện, phích điện
Giải đáp thắc mắc và các vấn đề liên quan về bình thủy điện, phích điện
Bình thủy điện hoạt động như thế nào? có ưu nhược điểm gì? có tính năng gì...
Kinh nghiệm chọn mua Nồi Áp Suất tốt, phù hợp nhu cầu sử dụng
Kinh nghiệm chọn mua Nồi Áp Suất tốt, phù hợp nhu cầu sử dụng
Khi mua nồi áp suất, bạn chỉ nên tính lượng thức ăn nấu bằng 2/3 dung tích nồi trở lại để...
Hướng dẫn sử dụng Ấm Đun Nước Siêu Tốc sạch sẽ, tiết kiệm điện, bền lâu
Hướng dẫn sử dụng Ấm Đun Nước Siêu Tốc sạch sẽ, tiết kiệm điện, bền lâu
Nên cắm ấm siêu tốc vào nguồn có cùng mức điện áp được ghi rõ trong bảng...
Chọn mua Máy Xay Sinh Tố tốt cần đặc biệt lưu ý những điều gì?
Chọn mua Máy Xay Sinh Tố tốt cần đặc biệt lưu ý những điều gì?
Đa số các loại máy xay sinh tố trên thị trường đều có vỏ được làm bằng nhựa. Tuy...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước