Đề: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: […] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. (SGK – Ngữ Văn 7 tập I) 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, ai là tác giả ? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? ( 4 điểm ) 2. Chỉ ra phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của các phép tu từ đó? ( 6 điểm )

2 câu trả lời

câu 1 :

Đoạn văn trên được trích từ văn bản Mùa xuân của tôi, của tác giả Vũ Bằng.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên : biểu cảm

câu 2 :

câu 3 :

BPTT nổi bật nhất : điệp ngữ ( mùa xuân)

 tác dụng :

- là mắt từ của cả đoạn văn

- làm nổi bật tình cảm của tác giả dành cho mùa xuân: yêu, nhớ

- nhấn mạnh ý nghĩa của mùa xuân đối với con người tác giả

- tạo nhịp điệu cho đoạn văn

- làm cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn

- qua đó thể hiện tình cảm thắm thiết, trân trọng của tác giả với mùa xuân thân yêu

1.

- Đoạn văn trên được trích trong văn bản: Mùa xuân của tôi

- Tác giả: Vũ Bằng

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

2.

- Phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích: điệp ngữ "mùa xuân"

- Tác dụng:

+ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ nhấn mạnh tình cảm mến yêu tha thiết và sâu sắc của tác giả dành cho mùa xuân của Hà Nội và mùa xuân của  miền Bắc nước ta.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm