Đề 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. (Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về quan niệm: "Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì"? Câu 3: Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời? Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. Câu 5(2 điểm): Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói: Cho đi là còn mãi
1 câu trả lời
Câu 1: PTBĐ chính là nghị luận.
Câu 2: Nếu chúng ta bằng lòng hi sinh hoặc bỏ ra một thứ gì đó để đạt được một thứ khác có ích hơn, tốt đẹp hơn thì chúng ta sẽ nhận được những gì mình muốn. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
Câu 3: Sai lầm sẽ mang đến cho chúng ta những tổn thất về mặt tinh thần, lẫn vật chất. Nhưng ta lại nhận được những bài học quý giá sau những lần thất bại, gục ngã đó. Ta sẽ rút được những kinh nghiệm, bài học ý chí, nghị lực.
Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên là thông điệp về việc chấp nhận thất bại như một phần tất yếu của cuộc sống và học cách đứng lên sau những vấp ngã. Hãy bản lĩnh, tự tin lên, vượt qua ngàn sóng gió. Đừng bao giờ sợ thất bại!
Câu 5: Có một chân lý rất đúng đắn, đó là: “Cho đi là còn mãi”. Đó là một bài học quý bàu về sự cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta nên chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn mà còn đối với cả xã hội. Cho đi sẽ góp phần làm con người xích lại gần nhau, tình yêu thương được lan tỏa. Và khi ta cho đi thì ta chắc chắn sẽ nhận được lại. Cái ta nhận được chính là câu cảm ơn, sự yêu thương. Bạn sẽ luôn được mọi người yêu mến và kính trọng. Cho đi còn là lòng nhân ái, là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay, những truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi.