đề 1: viết đoạn văn nghị luận xã hội về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đề 2:viết đoạn văn nghị luận xã hội về quyền trẻ em đề 3:viết đoạn văn nghị luận xã hội về hậu quả quả của chiến tranh hạt nhân (giúp mk giải cả 3 đề ở trên nhé mk cần gấp .mấy đề trên đều liên quan đến bài''đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình'' và bài''tuyên bố thế giới về sự sống còn ,quyền được bảo và phát triển của trẻ em'' trong sgk lớp 9 tập 1 các bạn giúp nhé)
2 câu trả lời
Cả 3 đề trên phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức:
- Chỉ viết 1 đoạn, không xuống dòng. (khoảng 200 chữ)
- Có đầy đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
Về nội dung:
* Đề 1:
- Mở đoạn: giới thiệu sơ lược vấn đề nghị luận - cuộc sống hòa bình
- Thân đoạn:
+ Giải thích khái niệm cuộc sống hòa bình
+ Nói về vấn đề hòa bình của thế giới hiện nay: một số khu vực chưa thực sự yên ổn (khu vực Trung Đông). Liên hệ với những đau thương của đất nước ta trong thời kì chiến tranh.
+ Hậu quả của một cuộc sống không hòa bình. (Có thể tham khảo bài học Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình
+ Nêu giải pháp cho cuộc sống hòa bình.
+ Ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
- Kết đoạn: bài học nhận thức cho bản thân
Bảo vệ hòa bình có thể xem là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi con người. Chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng: Hòa bình chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất của nhân loại.
Trong muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình. Đó cũng chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, Malala Yousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mexico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc,…Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”.
2Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.Đến trường, được học tập và được yêu thương, tôn trọng là quyền của trẻ em. Trẻ em cần có các quyền ấy để có được một cuộc sống văn minh, lành mạnh, tránh xa cái xấu, tràn đầy những hạnh phúc , vui vẻ và yêu thương…Một cuộc sống đầy tình cảm nồng hậu, được chăm sóc nồng nàn, được sống giữa vòng tay yêu thương của mọi người…
Thế nhưng, cái gì cũng có mặt trái của nó.., nhiều trẻ em đang bị mất đi sự yêu thương, đang bị đe dọa đe dọa bởi nạn bạo hành trong trường học, nhà trường và ngay cả trong tổ ấm mến yêu…Bạn nghĩ sao? Còn tôi, tôi thực sự thương cho những số phận mong manh ấy, những đứa trẻ đáng yêu ấy, như những chiếc lá non nớt héo úa vì bị hành hạ bởi người cô độc ác…hay bị đánh bởi người cha say xỉn…Dạo một vòng quanh thành phố, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được hình ảnh những em bé thân hình gầy gò tay cầm vé số, thùng đánh giầy mời mọc khách qua đường, nhưng đâu ai biết được rằng đó chính là công việc hằng ngày mà những đứa trẻ ấy phải làm để tự nuôi sống bản thân mình. Tôi đã rất thương các em ấy luôn phải hứng chịu những ánh mắt ghẻ lạnh của nhiều người, bị chà đạp lên nhân phẩm, vì đơn giản chúng là những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ. Ngày ngày phải dậy sớm về khuya lo từng miếng ăn. Nhiều đứa trẻ cha me mất, nhà lại đông anh em phải luôn chay ngược chay xuôi mà cũng không lo đủ từng miếng ăn cho các em. Nhìn những hình ảnh ấy tôi càng thấy thương tâm, càng đau lòng, càng xúc động biết bao nhiêu.