đặc điểm dân cư xã hội vn (d số,gia tăng dân số,phân bố dân cư,đo thị hóa,lao động và làm việc) mn giúp vs ạ
2 câu trả lời
đặc điểm dân tộc,dân cư(số dân,sự gia tăng dân số,mật độ dân số,sự phân bố dân cư,nguồn lao động),các kiểu quần cư,quá trình đô thị hóa ở nước ta
– Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống (địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận lợi,…).
– Ở miền núi dân cư thưa thớt, vì ở đây ít có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống (địa hình dốc, giao thông khó khăn).
– Quần cư nông thôn:
+ Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy thuộc theo dân tộc và địa bàn cư trú : làng, ấp (người Kinh); bản (người Tày, Thái, Mường,…); buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); phum, sóc (người Khơ-me).
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, do phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
+ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
– Quần cư thành thị:
+ Các đô thị, nhất là các đô thị lớn ở nước ta có mật độ dân số rất cao .Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn…
+ Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.
Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.
- Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “ đô thị hóa” để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị
- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.
Nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh
a) Nguyên nhân:
-Dân số còn tăng nhanh do trình độ phát triển kt thấp, do quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh sản đông
-Dân cư phân bố chưa hợp lí do tác đông của dk tự nhiên, lịch sử định cư vàtri2nh độ phát triển kt- Xh
b)hậu quả:
Dân số đông, tăng nhanh tạo nên sức ép lớn về lương thực, việc làm và sự phát triển kt, chất lượng cs và tài nguyên mt.
-Dân cư phân bố chưa hợp lí gây khó khăn cho việc sử dụng lao đông và khai thác hợp lí tài nguyên từng vùng.
Số dân nước ta: 84.156 nghìn người (2006) đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á,thứ 13 trên thế giới.
* thuận lợi:
- Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
- Có nguồn lao động dồi dào.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
* khó khăn:
- Là 1 trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.