Coa ai có đề ôn tập lý thuyết sinh ko cho mik tham khảo với

2 câu trả lời

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của động vật?

Động vật có đặc điểm chung:

+ Có khả năng di chuyển.

+ Có hệ thần kinh và giác quan.

+ Chủ yếu dị dưỡng.

Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh?

Đặc điểm chungVai trò thực tiễn+ Cơ thể có kích thước hiển vi.

+ Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

+ Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.

+ Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi và sinh sản hữu tính.

– Có lợi:

+ Là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước.

+ Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.

+ Có ý nghĩa về địa chất.

– Có hại:

+ Một số không nhỏ động vật nguyên sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và con người.

 

 

Di chuyển

– Cơ thể có kích thức hiển vi, hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù.

+ Điểm mắt, roi, màng cơ thể.

+ Hạt diệp lục, hạt dự trữ.

+ Không bào co bóp.

– Roi xoáy vào nước ” vừa tiến vừa xoay mình.

Dinh dưỡng

– Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng.

– Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.

– Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp.

3Sinh sản– Sinh sản vô tính: cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể.4Tập đoàn

trùng roi

– Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

Câu 4: Nêu các đặc điểm trùng biến hình, trùng giày?

STTĐặc điểmTrùng biến hìnhTrùng giày1Cấu tạo

 

 

 

Di chuyển

– Gồm 1 tế bào có:

+ Chất nguyên sinh lỏng, nhân

+ Không bào tiêu hoá, không bào co bóp.

 

– Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).

– Gồm 1 tế bào có:

+ Nhân lớn, nhân nhỏ.

+ Hai không bào co bóp, không bào tiêu hoá.

+ Lông bơi xung quanh cơ thể.

+ Rãnh miệng, hầu, lỗ thoát.

– Nhờ lông bơi.

2Dinh dưỡng– Tiêu hoá nội bào.

 

 

– Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp và thải ra ngoài ở mọi nơi.

– Thức ăn qua miệng tới hầu tới không bào tiêu hoá và biến đổi nhờ enzim.

– Chất thải được đưa đến không bào co bóp và qua lỗ để thoát ra ngoài.

3Sinh sản– Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.– Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.

– Hữu tính: bằng cách tiếp hợp.

Câu 5: Nêu các đặc điểm trùng kiết, trùng sốt rét?

STT Đặc điểmTrùng kiết lị và bệnh kiết lịTrùng sốt rét và bệnh sốt rét1Cấu tạo– Có chân giả ngắn.

– Không có không bào.

– Không có cơ quan di chuyển.

– Không có các không bào.

2Dinh dưỡng– Thực hiện qua màng tế bào.

– Nuốt hồng cầu.

– Thực hiện qua màng tế bào.

– Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

3Phát triển– Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột.– Trong tuyến nước bọt của muỗi, khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.4Nguyên nhân– Do ăn phải thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, có bào xác trùng kiết lị ở đó.– Do trùng sốt rét kí sinh trong tuyến nước bọt của muỗi A-nô-phen truyền bệnh.5Biểu hiện bệnh– Người bệnh đau bụng, đi ngoài, phần có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi.– Sốt cao, rét run.

– Đau đầu, đau toàn thân.

– Da tái xanh, suy dinh dưỡng.

– Niêm mạc mắt nhợt nhạt.

6Cách phòng tránh– Giữ gìn vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.

– Phải uống thuốc khi bị bệnh.

– Ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp.

– Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm.

– Dùng các biện pháp, phun thuốc để diệt muỗi.

– Ngủ màn có tẩm thuốc diệt muỗi.

Câu 6: Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người?

– Trùng kiết lị gây ra các vết loét ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó. Gây ra chảy máu.

– Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.

Câu 7: Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?

Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi:

+ Vì ở đây môi trường thuận lợi (có nhiều cây cối rậm rạp…) nên có nhiều loài muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.

+ Do người dân ngủ không màn.

+ Chăn thả gia súc dưới gầm sàn.

Câu 8: Hãy nêu các cách phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta?

Các cách phòng chống bệnh sốt rét:

– Diệt muỗi Anôphen bằng cách:

+ Phun thuốc trừ muỗi, vệ sinh môi trường để muỗi không có chỗ trú ngụ.

+ Thả cá diệt bọ gậy.

– Nằm ngủ có màn, tẩm thuốc trừ muỗi vào vải màn.

CHƯƠNG II. NGÀNH RUỘT KHOANG

Một số đại diện: thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô…

Câu 1: Nêu các đặc điểm thủy tức?

STT Đặc điểmThủy tức1Cấu tạo ngoài

 

 

Di chuyển

– Cơ thể hình trụ dài, đối xứng toả tròn.

– Phần dưới là đế, bám vào giá thể.

– Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng.

– Di chuyển kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.

2Cấu tạo trong– Thành cơ thể có 2 lớp:

+ Lớp ngoài: tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì – cơ, tế bào sinh sản.

+ Lớp trong: tế bào mô cơ – tiêu hoá

– Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.

– Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa (ruột túi).

3Dinh dưỡng– Bắt mồi bằng tua miệng.

– Quá trình tiêu hóa thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến.

– Trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.

4Sinh sảnCác hình thức sinh sản:

+ Sinh sản vô tính: mọc chồi.

+ Sinh sản hữu tính.

+ Tái sinh.

Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang?

Đặc điểm chungVai trò+ Cơ thể đối xứng toả tròn.

+ Ruột dạng túi.

+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.

+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.

 

– Có lợi:

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên.

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển.

+ Làm thực phẩm có giá trị

+ Làm đồ trang trí, trang sức.

+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi.

+ Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

– Có hại:

+ Một số loài gây độc và ngứa cho người.

+ Tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông đường biển.

Câu 4:

a) Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?

b) Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức?

c) Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thủy tức.

d) Vì chỉ có một lỗ thông với môi trường ngoài cho nên thủy tức lấy thức ăn và thải bã đều qua lỗ miệng.

Câu 5: Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì?

* Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang nên:

– Dùng dụng cụ để thu lượm như: vợt, kéo nẹp, panh.

– Nếu dùng tay, phải đi găng cao su để tránh tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

CHƯƠNG III. CÁC NGÀNH GIUN

Một số đại diện:

+ Giun dẹp: sán lông, sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây…

+ Giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ…

+ Giun đốt: giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi…

Câu 1: Nêu các đặc điểm của sán lá gan?

STT Đặc điểmSán lá gan1Nơi sống

Cấu tạo

 

Dy chuyển

– Kí sinh ở gan và mật trâu, bò làm chúng gầy rạc và chậm lớn.

– Cơ thế dẹp, đối xứng hai bên.

– Mắt, lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển.

– Cơ dọc cơ vòng phát triển, nên có thể chun giãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc luồn lách trong môi trường kí sinh.

2Dinh dưỡng– Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa, vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

– Sán lá gan chưa có hậu môn.

3Sinh sản– Cơ quan sinh dục:

+ Sán lá gan lưỡng tính.

– Cơ quan sinh dục gồm 2 bộ phận: cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến não hoàng.

– Phần lớn có cấu tạo dạng ống phân nhánh, phát triển chằng chịt.

Câu 2: Nêu các đặc điểm giun đũa?

STT Đặc điểmGiun đũa1Cấu tạo ngoài– Cơ thể hình trụ tròn.

– Có lớp cuticun làm căng cơ thể, giúp giun không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hoá.

2Cấu tạo trong

 

 

 

 

 

Di chuyển

– Cơ thể giun đũa hình ống.

– Chưa có khoang cơ thể chính thức.

– Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.

– Ống tiêu hóa thẳng gồm miệng, hầu, ruột, hậu môn.

– Bên trong là các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

– Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển, nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra.

– Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

3Dinh dưỡng– Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.4Sinh sản– Giun đũa phân tính.

– Tuyến sinh dục dực và cái đều ở dạng ống, cái 2 ống, đực 1 ống và dài hơn chiều dài cơ thể.

– Giun đũa thụ tính trong, con cái đẻ nhiều trứng.

Câu 3: Trình bày vòng đời của sán lá gan và giun đũa?

 

Câu 4: Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

* Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:

– Chúng làm việc trong môi trường đất ngập nước. Trong môi trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.

– Trâu bò ở nước ta thường uống nước và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên, có các kén sán bám ở đó rất nhiều.

Câu 5: Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người?

Tác hại của giun đũa kí sinh ở người:

+ Hút chất dinh dưỡng trong ruột non làm cơ thể mất chất dinh dưỡng.

+ Gây đau bụng, tắc ruột, tắc ống mật.

Câu 6: Hãy nêu một số biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa?

+ Vệ sinh cá nhân: cắt móng tay, móng chân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, tiết canh, thịt lợn gạo.

+ Vệ sinh môi trường: có nhà tiêu hợp vệ sinh, nhà vệ sinh ở xa nơi ở, không trưới rau xanh bằng phân tươi.

+ Tẩy giun sán định kỳ (1-2 lần/năm).

Câu 7: Vì sao ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao?

* Ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bện giun đũa cao vì:

+ Phần lớn nhà vệ sinh ở khu vực nông thôn, miện núi chưa hợp vệ sinh tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.

+ Ruồi nhặng … còn nhiều là vật trung gian góp phần phát tán bệnh giun đũa.

+ Do thói quen sinh hoạt, trình độ vệ sinh cộng đồng còn thấp: tưới rau xanh bằng phân tươi, ăn rau sống, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, nơi có nhiều ruồi nhặng,…

CHƯƠNG IV. NGÀNH THÂN MỀM

Một số đại diện: trai sông, trai ngọc, ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc vặn, ốc anh vũ…

Câu 1: Nêu các đặc điểm trai sông?

STT Đặc điểmTrai sông1Hình dạng cấu tạo– Vỏ trai:

+ Vỏ trai gồm: 2 mảnh vỏ bằng đá vôi gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng, ở bản lề có các dây chằng đàn hồi và 2 cơ khép vỏ giúp đóng mở vỏ

+ Vỏ trai có 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ.

– Cơ thể trai:

+ Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết ra lớp vỏ đá vôi.

+ Mặt trong áo tạo thành khoang áo là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai.

+ Tiếp đến là hai tấm mang ở mỗi bên.

+ Ở trung tâm cơ thể: trong là thân trai, ngoài là chân trai.

2Di chuyển– Nhờ chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp động tác đóng mở vỏ để di chuyển mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn, để lại phía sau 1 đường rãnh trên mặt bùn.3Dinh dưỡng– Thức ăn là động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.

– Động lực hút nước chính do 2 tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra.

– Trao đổi ô-xi qua mang.

– Dinh dưỡng thụ động.

4Sinh sản– Cơ thể trai phân tính.

– Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm, chúng có ý nghĩa thực tiễn như thế nào đối với con người, động vật và môi trường?

Đặc điểm chungÝ nghĩa thực tiễn– Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi.

– Có khoang áo phát triển

– Hệ tiêu hoá phân hoá.

– Cơ quan di chuyển thường đơn giản (riêng mực và bạch tuộc có vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển).

 

– Có lợi:

+ Làm thực phẩm cho người.

+ Làm thức ăn cho động vật khác.

+ Có giá trị về mặt địa chất.

+ Làm vật trang trí, đồ trang sức.

+ Làm sạch môi trường nước.

+ Có giá trị xuất khẩu.

– Có hại:

+ Có hại cho cây trồng.

+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán.

Câu 3: Mài mặt ngoài của vỏ trai thấy có mùi khét, vì sao?

– Mài mặt ngoài của vỏ trai thấy có mùi khét vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác nên khi mài nóng cháy, chúng có mùi khét.

Câu 4: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?

– Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nhuyên sinh, các sinh vật nhỏ khác góp phần lọc sạch môi trường nước vì cơ thể trai gống như những máy lọc sống.

– Ở những nơi nước ô nhiềm người ăn trai , sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng ở cơ thể trai sò.

Câu 5: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

– Do khi thả cá đã có ấu trùng của trai bám vào mang và da cá.

CHƯƠNG V. NGÀNH CHÂN KHỚP

Một số đại diện:

+ Lớp Giáp xác: tôm, cua, cáy, rận nước, mọt ẩm…

+ Lớp Hình nhện: nhện, bọ cạp, cái ghẻ, ve bò…

+ Lớp Sâu bọ: chấu chấu, bọ ngựa, chuồn chuồn, bươm bướm, ong mật, ruồi, muỗi…

Câu 1: Nêu các đặc điểm tôm sông?

STT Đặc điểmTôm sông1Cấu tạo ngoài

 

 

 

 

 

 

 

Dy chuyển

Cơ thể tôm sông gồm 2 phần:

– Phần đầu – ngực:

+ Mắt, đôi râu: định hướng phát hiện mồi.

+ Chân hàm: giữ và xử lí mồi.

+ Chân ngực: bò và bắt mồi.

– Phần bụng:

+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).

+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.

Bằng 3 hình thức: bơi, bò, nhảy.

2Dinh dưỡng– Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm.

– Tiêu hóa ở dạ dày, được hấp thụ ở ruột.

– Bài tiết qua tuyến bài tiết nàm ở gốc đôi râu thứ hai.

– Hô hấp bằng mang.

3Sinh sản– Cơ thể tôm phân tính.

– Trứng nở thành ấu tùng, lớn lên qua nhiều lần lột xác.

Câu 2: Nêu các đặc điểm nhện?

STT Đặc điểmNhện1Đặc điểm cấu tạoCơ thể nhện gồm 2 phần:

– Phần đầu – ngực:

+ Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi và tự vệ.

+ Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: Cảm giác về khứu giác, xúc giác.

+ 4 đôi chân bò: Di chuyển chăng lưới

– Phần bụng:

+ Đôi khe thở: Hô hấp.

+ 1 lỗ sinh dục: Sinh sản.

+ Các núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện.

2Tập tính– Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

– Chăng lưới và bắt mồi là các tập tính thích hợp với săn bắt mồi sống.

Câu 3: Nêu các đặc điểm châu chấu?

STT Đặc điểmChâu chấu1Cấu tạo ngoài

 

 

 

Dy chuyển

Cơ thể gồm 3 phần:

+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng.

+ Ngực:  có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

+ Bụng: nhiều đốt mỗi đốt có một đôi lỗ thở

– Di chuyển: Bò, bay, nhảy.

2Cấu tạo trong– Hệ riêu hoá: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đố vào ruột sau để theo phân ra ngoài.

– Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.

– Hệ tuần hoàn: cấu tạo rất đơn gián, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng. Hệ mạch hở.

– Hệ thần kinh: hệ thần kinh châu chấu ở dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triến.

3Dinh dưỡng– Châu chấu ăn chồi và lá cây.

– Thức ăn tập chung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

– Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng.

4Sinh sản, phát triển– Châu chấu phân tính.

– Đẻ trứng thành ổ ở dưới đất.

– Phát triển qua biến thái.

Câu 4: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp?

Đặc điểm chungVai trò– Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.

– Các chân phân đốt khớp động.

– Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.

– Có lợi:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Là thức ăn của động vật khác.

+ Làm thuốc chữa bệnh.

+ Thụ phấn cho hoa,…

– Có hại:

+ Làm hại cây trồng.

+ Làm hại cho nông nghiệp.

+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền…

+ Là vật trung gian truyền bệnh.

Câu 5: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

– Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động.

– Nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường , giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.

Câu 6: Nêu vai trò thực tiễn của lớp Giáp xác, lớp Hình nhện và lớp Sâu bọ?

 

Lớp Giáp xácLớp Hình nhệnLớp Sâu bọ– Có lợi:

+ Là nguồn thức ăn của cá.

+ Là nguồn cung cấp thực phẩm (thực phẩm đông lạnh, khô, tươi sống).

+ Là nguồn lợi xuất khẩu.

– Có hại:

+ Có hại cho giao thông đường thuỷ.

+ Kí sinh gây hại cho cá.

+ Truyền bệnh giun sán.

– Có lợi:

+ Đa số động vật thuộc lớp Hình nhện đều có lợi vì chúng bắt sâu bọ, côn trùng có hại.

– Có hại:

+ Một số ít gây bệnh cho con người và động vật.

 

– Có lợi:

+ Làm thuốc chữa bệnh

+ Làm thực phẩm.

+ Thụ phấn cây trồng.

+ Làm thức ăn cho động vật khác.

+ Diệt các sâu bọ có hại.

+ Làm sạch môi trường.

– Có hại:

+ Là động vật trung gian truyền bệnh.

+ Gây hại cho cây trồng

+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 8: Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?

– Châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành vì lớp vỏ kitin của cơ thể chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.

Câu 9: Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm?

– Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là khai thác khả năng khứu giác nhạy bén ở tôm. Thính có mùi thơm, lan tỏa đi rất xa, vì thế thu hút tôm đến chỗ câu hay chỗ cất vó.

Câu 10: Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

* Biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường:

– Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng thuốc trừ sâu an toàn như: thiên nông, thuốc vi sinh vật,…

– Bảo vệ các sâu bọ có ích.

– Dùng biện phát vật lí, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại,…

đây nhé:

Câu 1. Phương thức sinh sản chủ yếu của trùng roi là:

-Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

Câu 2. Trùng roi di chuyển như thế nào?

- Kiểu di chuyển: vừa tiến, vừa xoay 

Câu 3. Bào quan nào của trùng roi có vai trò bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu?

-Không bào cơ bóp

Câu 4. Động vật nguyên sinh có vai trò nào?

-Lợi ích:

-Trong tự nhiên:

+Làm sạch nước

+Làm thức ăn cho động vật giáp xác nhỏ, cá biển

 Câu 5. Đặc điểm chung của trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

-Chỉ được cấu tạo bằng 1 tế bào, kích thước hiển vi, thức ăn của chúng là vụn hữu cơ tảo và các vi khuẩn,…

Câu 6. Dưới đây là 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi :

+(1): Khi một chân giả tiếp cận mồi .(vụn hữu cơ,vi khuẩn,…

+(2) : Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

+(3): Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh

+(4) : Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

Câu 7. Loài động vật nguyên sinh nào có hình thức sinh sản tiếp hợp?                                                                                                  

-Trùng giày

Câu 8. Động vật đơn bào nào sống tự do ngoài thiên nhiên?

-Trùng biến hình, trùng roi, trùng biến hình

Câu 9. Lông bơi của trùng giày có những vai trò gì?

-Lông bơi của trùng giày có vai trò: Giúp trùng giày di chuyển và dồn thúc ăn vài lỗ miệng

Câu 10. Kể tên những động vật đơn bào gây hại?

-Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Câu 11. Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

-Đường tiêu hóa

Câu 12. Biện pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?

-Ăn uống hợp vệ sinh

Câu 13. Phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?

- Biện pháp: không để ao tù, nước đọng. Luôn dọn vệ sinh nhà sạch sẽ, khi ngủ tốt nhất nên mắc màn. 

Câu 14. Kể tên những động vật nguyên sinh có chân giả?

-Trùng kiết lị và trùng biến hình

Câu 15. Các hình thức sinh sản của thủy tức

Thuỷ tức sinh sản: Vô tính (mọc chồi) hoặc hữu tính hoặc tái sinh. 

Câu 16. Hình dạng của thuỷ tức là

Có hình trụ dài, đối xứng toả tròn. 

Câu 17. Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào?

-Thủy tức có 2 cách di chuyển:

+ kiểu lộn đầu

+ kiểu sâu đo. 

Câu 18. Đặc điểm cấu tạo của sứa

-Cấu tạo của sứa gồm: dù, lỗ miệng, tua dù. 

Câu 19. Đặc điểm sinh sản bằng cách mọc chồi của san hô

-Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau. 

Câu 20. Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng

-Thường tự vệ bằng gai

Câu 21. Điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

-Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn. 

Câu 22. Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

-San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập. 

Câu 23. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?

-Cản trở giao thong đường thủy

Câu 24. Phần lớn các loài ruột khoang sống ở

-Nước mặn

Câu 25. Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?

- Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm. 

- Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo. 

- Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng,  

Câu 26. Người ta khai thác san hô đỏ nhằm mục đích gì?

- Người ta khai thác san hô đỏ nhằm mục đích làm đồ trang sức

Câu 27. Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?

-Kiểu đối xứng tỏa tròn

Câu 28. Đặc điểm vòng đời của sán lá gan?

-Thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với cuộc sống kí sinh

Câu 29. Sán lông và sán lá gan giống nhau ở điểm nào?

-Giống nhau ở hình dạng cơ thể

Câu 30. Đặc điểm ở sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh?

-Lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển

Câu 31. Trình bày vòng đời của sán lá gan

-Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng thành kén sán. Trâu bò ăn phải cây có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan. 

Câu 32. Kể tên các sinh vật có đời sống kí sinh?

-Sán lá gan, sán bã trầu, sán lá máu, sán dây giun đũa,…

Câu 33. Loài giun dẹp nào sống kí sinh trong máu người ?

-Sán lá máu

Câu 34. Kể tên những đại diện của ngành Giun đốt?

-Giun đất, đỉa, rươi,…

Câu 35. Biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người ?

-Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. 

Câu 36. Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

-Vì có lớp giáp cuticun

Câu 37. Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất?

-Mạch vòng vùng hầu

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

MICROWAVING Microwaving is a method of cooking where food is bombarded by microwaves, usually within an appliance called a microwave oven which excite the water, fat and sugar molecules, thereby heating (cooking) both the outside and center of the food at the same time. (1)………………… (A common myth is that a microwave oven cooks from the center of the food outward. This appears to happen because heat generated at the surface escapes more readily from the surface of the food into the surrounding air.) One advantage of microwaving is that small amounts of food can be heated very quickly, making it useful for reheating leftovers. The disadvantage is that food which is microwaved does not undergo some of the chemical reactions, such as browning, which makes the food visually attractive. Primitive microwave ovens often do not cook evenly, leading to a concern that bacteria easily killed by more traditional cooking methods may survive the quick cooking time in "cold spots", though the food item as a whole is cooked to a safe average temperature. (2) …… Some high-end microwave ovens are combined with a convection oven which basically cook the food using microwave and hot air simultaneously to achieve both the fast cooking time and browning effect. (3) ………………… However microwave ovens are used in some fast food chains and special microwave bags are available for cooking fowl or large joints of meat. Professional chefs generally recommend using microwaves for a limited set of tasks, including: melting fats (such as butter) and chocolate, cooking grains like oatmeal and grits, cooking rice, thawing frozen meats and vegetables before cooking by other methods and quickly reheating already-cooked foods. Using a microwave to boil water is potentially dangerous, due to superheating. In a microwave, water can be raised quickly to a temperature above the boiling point before major bubbles form, especially if it is purified and in a very clean glass vessel. (4) ………………… This effect is rare, even for scientists who try to deliberately recreate it, and any seed whatsoever for boiling is likely to prevent the problem. Boiling water with, for instance, a teabag already in it will prevent any dangers by providing a seed, as will using a mug that is not perfectly clean. The risk greatly increases when water has already been boiled once in the same container. This situation can occur if the user of the oven boiled the water once, forgot about it, then came back later to boil it again. The first time the water boils, the seed bubbles (microscopic bubbles of air around which larger steam bubbles grow) are used up and largely eliminated from the water as it cools down. When the water is heated again, the lack of seed bubbles causes superheating, and a risk of a steam explosion when the water's surface is disturbed. Placing something in the water before heating can mostly alleviate this risk. If you are planning to mix something with the water, say tea or hot chocolate, adding it before heating will insure that the water boils. Otherwise, placing a wood object, for instance a chopstick, in the water before heating will also work. Care should be taken when removing heated water from a microwave. Make sure that the hands are protected from possible liquid boil-over, place the container on a level, heat-proof surface and stir liquid with a warm spoon. Also, never add powdered substances (such as instant coffee or cocoa mix) to the container taken from the microwave, due to the addition of all those seed bubbles and the potential for violent, spontaneous boiling. (5) ………………… Metal objects, such as metal utensils, in a microwave oven can lead to dangerous situations. Metals do not absorb microwaves effectively. Instead, metals reflect microwaves, thereby preventing the latter from reaching the food. (6) ………………… Thin metal layers, such as metal foil and mugs with metal trim can melt or burn due to the strong electrical currents that are generated in metal objects. However, small solid metal objects, such as spoons, in combination with a large amount of absorbing food or liquid, normally do not lead to problems. This article is licensed under the GNU Free Documentation License. It uses material from the Original Wikipedia article.

6 lượt xem
1 đáp án
14 giờ trước