Có 3 ống nghiệm đều đựng dd BaCl2, ng ta cho thêm vào : Ống 1 : dd Kali cacbonat Ống 2 : dd natri cacbonat Ống 3 : dd bạc nitrat Sau đó thêm axit nitric vào cả 3 ống nghiệm . Em hãy cho biết ống nào còn chất kết tủa. Giải thích và viết PTHH phản ứng. GIÚP E VỚI Ạ, GẤP LẮM. EM CẢM ƠN!!!!!!!!

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Ống 1: 

Ta có  phản ứng: 

`BaCl_2 + K_2CO_3 → BaCO_3↓ +2KCl` 

Nhưng khi cho `HNO_3` vào thì `BaCO_3` sẽ bị hoà tan: 

`BaCO_3 + 2HNO_3 → Ba(NO_3)_2 + CO_2↑ + H_2O` 

Ống 2: Tương tự như ống 1, `BaCO_3` bị hoà tan: 

`Na_2CO_3 + BaCl_2 → BaCO_3 + 2NaCl`

`BaCO_3 + 2HNO_3 → Ba(NO_3)_2 + CO_2↑ + H_2O`  

Ống 3: `BaCl_2` tác dụng với `AgNO_3` tạo kết tủa `AgCl` không tan trong `HNO_3` 

`BaCl_2 + 2AgNO_3 → 2AgCl↓ + Ba(NO_3)_2` 

Vậy ống nghiệm 3 còn kết tủa 

Chúc bạn học tốt #aura

Sau khi thêm dd $K_2CO_3$ và $Na_2CO_3$ vào hai ống nghiệm 1 và 2 thì trong hai ống nghiệm này đều xuất hiện kết tủa trắng $BaCO_3$

$K_2CO_3+BaCl_2\to 2KCl+BaCO_3\downarrow$

$Na_2CO_3+BaCl_2\to 2NaCl+BaCO_3\downarrow$

Sau khi thêm axit $HNO_3$ vào thì kết tủa $BaCO_3$ sẽ bị hòa tan hoàn toàn

$BaCO_3+2HNO_3\to Ba(NO_3)_2+CO_2+H_2O$

Sau khi thêm dd $AgNO_3$ vào ống 3 thì ta thấy có xuất hiện kết tủa $AgCl$. Kết tủa này không tan trong các axit nên không bị hòa tan bởi $HNO_3$, do đó ống 3 là ống còn kết tủa

$BaCl_2+2AgNO_3\to Ba(NO_3)_2+2AgCl\downarrow$

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm