Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn Chú ý nha: mọi người đừng tra mạng nka nếu k mình sẽ spam đóa ( cíu mị)

2 câu trả lời

đạo lí ''ăn quả nhớ kẻ trồng cây''

Từ xưa đến nay người việt nam luôn có đạo lí này.KHi mình nhận được những món quà từ người khác ,phải nhớ đến và biết ơn người làm ra thành quả.Đạo lí này luôn được áp dụng trong đời sống,từ nhỏ đến lớn,từ người già đến trẻ con đều nhớ lấy và luôn luôn trân trọng và phát huy đạo lí này.

đạo lí''uống nước nhớ nguồn''

Đạo lí này là từ đời cha ông truyền lại để răn dạy con cháu:đi đâu cũng phải nhớ đến quê cha đất tổ.Luôn nhớ và phải biết quay về nới đó.CHo con cháu sau này nhớ đến và phải trân trọng,yêu quý lấy quê hương bởi từ đời cha ,ông đã hi sinh những giọt máu cuối cùng để lại những mảnh đất quý ấy

Chào em, em tham khảo gợi ý:

Lòng biết ơn, thái độ trân trọng nghĩa tình người đi trước đã trở thành truyền thống quý báu của ông cha ta xưa. Điều đó được thể hiện sâu sắc qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, "Uống nước nhớ nguồn". Là học sinh, mỗi chúng ta phải luôn kế thừa và phát huy đạo lí tốt đẹp đó.

Đây là một lời răn dạy vô cùng sâu sắc của ông cha ta về thái độ sống, cách cư xử giữa người với người. Khi chúng ta hưởng thụ thành quả lao động như ăn một bát cơm ngon, mặc một tấm áo đẹp, dạo chơi trên đường ngát hương hoa,... chúng ta phải biết ơn những người đã đổ mồ hôi xương máu của mình để rồi chúng ta được nhận thành quả đó.

Lòng biết ơn, thái độ trân trọng đó đã trở thành một tiêu chuẩn đạo đức của người Việt Nam, đã trở thành một truyền thống. Câu tục ngữ khác “Uống nước nhớ nguồn” hay “Uống nước nhớ người đào giếng” cũng nói về tinh thần đó. 

Trong gia đình, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, những người đã có công dưỡng dục chúng ta nên người từ thuở còn nằm trong nôi. Cha mẹ đã dạy bảo chúng ta phải biết ơn qua các câu hát ru:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lòng biết ơn đó còn thể hiện ở những ngày cúng lễ tổ tiên. Những người con, người cháu dâng lên bàn thờ tổ tiên những thứ lễ vật với tấm lòng thành kính của mình.

Lòng biết ơn, đạo lí thủy chung là bổn phận của mỗi chúng ta trong đời sống. Lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải là hành động thiết thực. Các lễ hội lần lượt diễn ra hằng năm càng nói lên điều đó. Hội đền Hùng để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công gây dựng lên đất nước, Hội đền Gióng để tưởng nhớ tới người tráng sĩ làng Gióng đã đánh giặc Ân bảo vệ đất nước.

Nhà nước ta còn có các ngày lễ kỉ niệm: Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế phụ nữ để tôn vinh những người thầy đã dạy dỗ ta nên người, những người phụ nữ đã hi sinh tất cả cho gia đình và cho đất nước. Mặc dù đã qua ngày 27/2, Ngày Thầy thuốc Việt Nam nhưng chúng ta hãy nghĩ lại thời điểm đó một năm trước, khi đại dịch SARS đang hoành hành. Những người bác sĩ đó không sợ căn bệnh chết người mà vẫn lao vào chăm sóc những người bị bệnh. Đã có những bác sĩ, những y tá hi sinh khi chăm sóc cho bệnh nhân. Chính vì thế chúng ta phải biết ơn những người đó. Nhà nước ta còn có các phong trào để đền ơn đáp nghĩa, xây nhà tình nghĩa cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Những hành đó không chỉ là phong trào mà còn là bài học cho mỗi con người.

Học sinh chúng ta cũng đã góp phần không nhỏ trong phong trào chung như đi thăm các bà mẹ anh hùng, quyên góp quỹ “Áo lụa tặng bà” và gần đây là quyên góp tiền “Vì Điện Biên thân yêu” nhân kỉ niệm năm mươi năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Chúng ta phải có ý thức giữ gìn bảo vệ truyền thống tốt đẹp ấy. Cũng từ đó ta hiểu rằng cha mẹ, thầy cô là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì thế ta phải làm đúng bổn phận của người con trong gia đình, người học trò ngoan. Đó là thể hiện lòng biết ơn tới mọi người đã chăm sóc, dạy dỗ mình. Đó là một hành động đẹp của thế hệ trẻ ngày nay.

Câu tục ngữ trên giúp chúng ta hiểu rõ đạo lí làm người. Ta càng hiểu sâu sắc hơn vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhân dân và đất nước. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm