Cho mk hỏi có bn nào có bài biểu cảm về cảnh khuya và rằm tháng giêng nhưng hk chép trên mạng hk ạ cho mk xin

1 câu trả lời

Là người Việt Nam, không ai mà không biết đến vị lãnh tụ tài ba Hồ Chí Minh yêu nước yêu dân bằng cả tấm lòng. Người không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng tài giỏi đầy quyết tâm, “sắt thép” mà còn là một nhà thơ, nhà văn, đóng góp một công lao to lớn cho nền văn học Việt Nam ta bấy giờ. Và trong số những bài thơ, văn đó, em ấn tượng nhất với bài thơ: “Cảnh Khuya” được Bác viết vào năm 1947 khi đang đóng quân ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ đã nêu hết lên được lòng yêu nước dào dạt của Bác và nhấn mạnh cả ý chí quyết tâm, không cúi đầu khuất phục của dân tộc ta:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

 

     Trước hết, câu một và câu hai của bài thơ nói về cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya nơi núi rừng hiu hắt, tiếng suối chảy róc rách vốn đã nổi bật, nay lại còn được làm nổi bật hơn. Tác giả miêu tả tiếng suối nghe hay như tiếng hát xa, một tiếng hát du dương vọng lại, điểm tô cho cảnh rừng núi hoang sơ Việt Bắc thêm mềm mại, huyền ảo. Sự so sánh và liên tưởng này vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của một trái tim nghệ sĩ trong một con người bất khuất, kiên cường nơi chiến trường khói súng.

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”

Ở câu hai của bài Cảnh khuya, ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vầng trăng khuya ở chiến khu Việt Bắc. Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Hình ảnh trăng, cổ thụ, hoa hoà hợp, quấn quýt, huyền ảo với nhiều màu sắc, tầng bậc khác nhau: “Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa”. Tầng cao nhất là trăng, tầng giữa là cổ thụ cao lớn và tầng thấp là hoa. Ta có thể cảm nhận được rằng ánh trăng lung linh trong màn đêm chiếu xuyên qua những tán lá cổ thụ “dày đặc”, rồi bóng trăng che lấp đi những bông hoa xinh đẹp, nhỏ nhắn ở cuối.

 

     Nếu hai câu đầu mang đầy chất tình, thì hai câu sau mang đầy chất “thép”. Hai câu sau thể hiện được toàn bộ tâm tình, tâm trạng của tác giả Hồ Chí Minh.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

  Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ: “Cảnh khuya như vẽ”. Nhưng cảnh thiên nhiên Việt Bắc không phải là điều làm Bác thức

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Vào những năm 1974, nước nhà bị giặc ngoại xâm lăng đuổi đánh, tình thế hiểm nguy. Vì vậy, lòng Bác nôn nao, lo cho dân cho nước, không thể nào ngủ được. Biện pháp điệp ngữ “Chưa ngủ” càng nhấn mạnh tâm trạng lo âu, trằn trọc của Bác. Bác đã bao đêm bác thức trắng, trằn trọc vì quê nhà thân yêu đang chìm trong bom đạn, lửa khói.

 

Quân giặc ồ ạt tới tấn công nhằm muốn tiêu diệt Việt Nam ta. Biết bao nhiêu đồng chí, nhân dân già trẻ, gái trai đã bỏ mạng vì chiến tranh loạn lạc, bao nhiêu người bị giam giữ trong gông cùm, xiềng xích. Nhưng vì ý chí quyết tâm, sự đồng lồng đồng sức và sức mạnh của sự đoàn kết mà dân ta đã vẻ vang chiến thắng, giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.

 Tóm lại, cảnh khuya thể hiện sự gắn bó hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, đồng thời cũng cho thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

 Bài mình làm để nộp cô, không copy nha

Câu hỏi trong lớp Xem thêm