2 câu trả lời
Đáp án: Thứ nhất, lông tơ là do nhôm bị oxi hóa (còn bạn trên nói không phải là do Al bị oxi hóa, bạn đó đã hiểu sai, vì khi muốn làm thí nghiệm người ta phải đánh sạch miếng nhôm cho lớp oxit mỏng không còn bám trên kim loại nữa
Câu trả lời đầy đủ cho bạn đây:
Người ta dùng dung dịch muối Hg (II) để thực hiện thí nghiệm làm nhôm mọc lông tơ. Đánh sạch miếng nhôm rồi bôi lớp muối Hg (II) lên. Al sẽ đẩy Hg ra khỏi muối: 2Al + 3Hg2+ --> 2Al3+ + 3Hg
Hg ở dạng lỏng tạo thành với nhôm một hỗn hống ( hiểu nôm na là hợp kim Hg-Al trong đó Al tan trong Hg lỏng), hỗn hống này ngăn không cho tạo ra màng Oxit nhôm liên tục. Tuy nhiên, hỗn hống này không thể phủ kín toàn bộ bề mặt miếng nhôm nên sẽ có những điểm trên miếng Al mà tại đó, Al bị oxi hóa bởi oxi không khí. Tại các điểm đó, Al2O3 làm cho nhôm trông giống như bị mọc "lông tơ"
Còn Các miếng kim loại nhôm để trong không khí lâu ngày thấy có cảm giác nó bị mọc nấm (như bạn kia nói). Chắc chắn là ko do nấm rồi, nấm không mọc trên kim loại (vẫn có nhưng mà cái nấm đó hiếm, nhớ là ng ta mới phát hiện ra ở đâu đâu đó :d). Có nhiều yếu tố khách quan: do kim loại không nguyên chất, lớp màng oxit cũng không phủ hết ---> Al bị oxi hóa --> Al2O3 màu trắng.
Hoặc do quá trình sử dụng, chà rửa làm lộ kim loại --> bị oxi hóa. Hoặc do vết bẩn ...
Nói chung phân tích kỹ ra thì rất khó hiểu vì nó còn đụng chạm tới cấu trúc tinh thể kim loại, liên kết kim loại ...
Mình đoán bạn học cấp II, vậy chỉ cần hiểu tới đó là được rồi ^_^
Giải thích các bước giải:
Đáp án:
Giải thích các bước giải: Theo mình là cho nhôm vào thủy ngân tạo thành "hỗn hống" Al-Hg.
Hg + Al = (Hg)Al
Để yên mảnh nhôm ngoài không khí ta thấy lớp oxit nhôm mọc đùn ra có mầu trắng và rất nhẹ tạo thành cột nhỏ giống như sợi lông vì thế ta gọi là hiện tượng nhôm mọc lông tơ.