Cho đường tròn tâm (O) đường kính AB bằng 5cm, lấy điểm C thuộc đường tròn tâm (O) sao cho AC bằng 4 cm, gọi M là trung điểm của đoạn AC tiếp tuyến của đường tròn (O) tại C cắt tỉa OM tại P a) So sánh độ dài hai đoạn thẳng AB và BC và giải thích b) Chứng minh CA vuông góc với CB c) Chứng minh rằng PA là tiếp tuyến của đường tròn (O) d) Vẽ CH vuông góc với AB H thuộc AB và BQ vuông góc với CP, Q thuộc CP tính CQ.
1 câu trả lời
a) Ta có AB là đường kính của đường tròn (O)
BC là dây cung không đi qua tâm của đường tròn (O)
⇒BC<AB.
b) C là 1 điểm thuộc đường tròn (O)
Ta có ^ACB là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn
⇒^ACB=90o⇒AC⊥BC. (đpcm)
c) Ta có M là trung điểm của AC
⇒OM⊥AC (mối liên hệ giữa đường kính và dây cung).
Mà OA=OC=R
⇒ΔOAC cân tại O.
Tam giác OAC cân tại O có đường cao đồng thời là đường trung tuyến OM
⇒OM là đường phân giác của ^AOC.
⇒^AOM=^COM.
Xét ΔAPO và ΔCPO ta có:
PO chung
^AOM=^COM (cmt)
OA=OC (=R)
⇒ΔAPO=ΔCPO (g-c-g)
⇒^PAO=^PCO (hai góc tương ứng)
⇒^PAO=90o
Hay PA⊥AO hay PA là tiếp tuyến của đường tròn (O).
d) Ta có: ^QCB là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung BC
^CAB là góc nội tiếp chắn cung BC
^QCB=^CAB.
Mà ^HCB=^CAB (cùng phụ với ^CBA)
⇒^BCQ=^BCH(=^CAB)
⇒ΔHBC=ΔQBC (cạnh huyền – góc nhọn).
⇒CH=CQ (hai cạnh tương ứng).
Áp dụng định lý Pitago vào Δ vuông ABC có:
BC2=AB2−AC2=52−42=9
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ΔABC ta có:
1CH2=1AC2+1BC2=142+19=25144
⇒CH=2,4=CQ