Cho đường tròn(O ;R ). Từ điểm A nằm ngoài đường tròn kể 2 tiếp tuyến AB, AC với đường tròn ( B,C là hai tiếp điểm) . Từ B kẻ đường thẳng song song với AC cắt (O) tại D (D khác B), đường thẳng AD cắt (O) tại E a: chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp b: chứng minh AE. AD=AB² c: chứng minh CEA = CEB d: giả sử OA = 3R tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng AC và BD theo R Giúp em vs ạ xong em vote + ctlhn

1 câu trả lời

Đáp án:

a) góc OBA = góc OCA = 90 độ ( AB , AC là tiếp tuyến của (O))

=> Góc OBA + OCA = 180 độ

=> Thứ giác OBAC nội tiếp

b) Xét tam giác OEB và tam giác OBD có

Góc EBA = BDA ( hai góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến với dây cung cùng chắn cung $\mathop{BE}\limits^{\displaystyle\frown}$ )

Góc DAB (chung)

=> $\frac{EA}{BA}$ = $\frac{BA}{DA}$ = AB² = AE . AD (đpcm)

c) Gọi I là giao điểm của CO và BD

BD // CA và CO vuông góc AC => BD vuông góc CI

Xét tam giác OBD cân tại O có đường cao OI => OI cũng là đường trung trực của đoạn BD

=> CB = CD => $\mathop{BC}\limits^{\displaystyle\frown}$= $\mathop{DC}\limits^{\displaystyle\frown}$ => $\widehat{BDC}$ = $\widehat{DBC}$ ( hai góc nội tiếp cùng chắn hai cung bằng nhau )

Lại có $\widehat{DEC}$ = $\widehat{DBC}$ => $\widehat{DEC}$ = $\widehat{BDC}$ (3)

Tứ giác CEDB nội tiếp đường tròn (O) nên $\widehat{BDC}$ + $\widehat{BEC}$ = 180 độ => $\widehat{BEC}$ = 180 độ - $\widehat{BDC}$ (1)

Mà $\widehat{DEC}$ + $\widehat{CEA}$ = 180 độ => $\widehat{CEA}$ = 180 độ - $\widehat{DEC}$ (2)

Từ (1),(2),(3) => $\widehat{BEC}$ = $\widehat{CEA}$ (đpcm)

d) Gọi H là giao điểm của BC và OA

K là hình chiếu của B lên CA

Áp dụng định lý Pi-ta-go vào tam giác OBA vuông tại B ta có

OB² + AB² = OA² -> AB = $\sqrt[]{OA^2 - OB^2}$ = 2$\sqrt[]{2R}$ 

Áp dụng hệ thức lượng vào tam giác OBA vuông tại B, đường cao BH ta có

$\begin{cases} AB^2 = AH . AO\\BH . AO = OB . BA\\ \end{cases}$ => $\begin{cases} AH = \frac{AB^2}{AO}\\BH = \frac{OB . BA}{AO}\\ \end{cases}$ => $\begin{cases} AH = \frac{(2\sqrt[]{2R})^2}{3R} = \frac{8}{3} R\\BH = \frac{R.2\sqrt[]{2R}}{3R} = \frac{2\sqrt[]{2}}{3} R\\ \end{cases}$

Dễ dàng chứng minh BH = CH => BC = 2BH = $\frac{4\sqrt[]{2}}{3}$ R và AC = AB = 2$\sqrt[]{2}$ R

Trong tam giác ABC có

$S_{ΔABC}$ = $\frac{1}{2}$  BC . AH = $\frac{1}{2}$ BK . AC => BK = $\frac{BC . AH}{AC}$ = $\frac{x}{y}$ $\frac{\frac{4\sqrt[]{2}}{3}R . \frac{8}{3}R}{2\sqrt[]{2}R}$ = $\frac{16}{9}$ R

Vậy khoảng cách từ BD đến AC là $\frac{16}{9}$ R

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước