Cho câu chủ đề: Bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác”. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) triển khai câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa. (Gạch chân chỉ rõ). KHÔNG SAO CHÉP MẠNG

2 câu trả lời

 Trong đêm khuya thanh vắng, có một người đang mãi suy nghĩ mà thức trắng đêm, đó chính là con người vĩ đại của dân tộc Việt ..... Rồi cũng trong đêm ấy, có tiếng ào ào từ đâu vọng lại, trong trẻo, yên bình, đánh tan đi những bất ổn trong cuộc sống, trong thời chiến tranh ... "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Người đã dùng "tiếng hát xa" để ví von, so sánh với "tiếng suối", cho ta thấy được tình cảm yêu thiên nhiên, sự quan sát tinh tế, khéo léo của Bác. Rồi cả những câu thơ "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" đã cho thấy tâm hồn nhạy cảm, sự quan sát tài tình của Bác đã khắc hoạ nên phong cảnh đêm khuya với nhiều tầng lớp và hình khối. Hơn nữa, giữa lúc đang rất cấp bách Bác vẫn giữ được phong thái ung dung: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ / Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà." những câu thơ nói lên lòng yêu đất nước, sự lạc quan của Người đã cứu giúp cho Việt Nam ta khi ấy kháng chiến thắng lợi. Ấy thế đấy, con người của Bác Hồ thật đáng khâm phục. Chính qua bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

Từ trái nghĩa: yên bình >< bất ổn

`->` `2` từ này có nét nghĩa đối lập nhau nên chúng là cặp từ trái nghĩa

Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao.Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào.Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng. Bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác .Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

cặp từ trái nghĩa không và có

xin CTLHN

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước