Cho 16 gam hỗn hợp X chứa Mg và kim loại M vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng 16 gam hỗn hợp X ở trên tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch Y và 11,2 lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Viết phương trình hóa học xảy ra và xác định kim loại M. Mk cần gấp!! Tks ạ

2 câu trả lời

Đáp án:

 Cu

Giải thích các bước giải:

PTHH:

\(Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2\)

\(2R+2nHCl\to 2RCl_n+nH_2\)

\(Mg+2H_2SO_4\to MgSO_4+SO_2+H_2O\)

\(2M + 2nH_2SO_4\to M_2(SO_4)_n + nSO_2 + 2nH_2O\)

 Hòa tan A vào dung dịch HCl:

\(n_{H_2}=\frac{8,96}{22,4}=0,4\ \text{mol}\)

Gọi hóa trị của R là n

TH1: R đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học

Gọi số mol Mg, R lần lượt là \(a,b\)

\(\to 24a+bR=16\)

Theo PTHH: \(\to n_{H_2}= a+\dfrac{bn}2=0,4\to 2a+bn=0,8\ (1)\)

Hòa tan A vào dung dịch axit sunfuric đặc, nóng:

\(n_{SO_2}=\frac{11,2}{22,4}=0,5\ \text{mol}\)

\(\overset 0{Mg}\to \overset{+2}{Mg}+2e\)

\(\overset 0R\to \overset{+n}R+n\ e\)

\(\overset{+6}S+2e\to \overset{+4}S\)

Bảo toàn e: \(2a+bn=1\ (2)\)

Từ (1) và (2) suy ra vô nghiệm

TH2: R đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học

Cho A vào dung dịch HCl:

\(\to n_{Mg}=n_{H_2}=0,4\ \text{mol}\)

\(\to m_{Mg}=0,4\cdot 24=9,6\ \text{gam}\)

\(\to m_M=16-9,6=6,4\ \text{gam}\)

Hòa tan A vào dung dịch axit sunfuric đặc, nóng:

\(n_{SO_2}=\frac{11,2}{22,4}=0,5\ \text{mol}\)

\(\overset 0{Mg}\to \overset{+2}{Mg}+2e\)

\(\overset 0R\to \overset{+n}R+n\ e\)

\(\overset{+6}S+2e\to \overset{+4}S\)

Bảo toàn e: \(2a+bn=1\)

\(\to 2\cdot 0,4+\dfrac{6,4}{M}\cdot n=1\)

\(\to \dfrac{6,4}M\cdot n=0,2\to M=32n\ \text{g/mol}\)

Vì n là hóa trị của kim loại nên \(1\leqslant n\leqslant 3\)

\(\to n=2; M=64\ (Cu)\) (TM)

Vậy R là Cu

 

Đáp án:

M là Cu

Giải thích các bước giải:

TH1: Kim loại M đứng trước H trng dãy hoạt động hóa học.

Gọi số mol của Mg và kim loại lần lượt là x, y mol

$\Rightarrow 24x+My=16$       (1)

PTHH: $Mg + H_2SO_4 \to MgSO_4 + H_2↑$

$2M + nH_2SO_4 \to M_2(SO_4)_n + nH_2$

$\Rightarrow n_{H_2} = x+ \dfrac{ny}2 = 0,4$       (2)

PTHH:

$Mg + 2H_2SO_4\ \text{đặc} \xrightarrow{t^o} MgSO_4 + SO_2 + 2H_2O$

$M + 2nH_2SO_4\ \text{đặc} \xrightarrow{t^o} M_2(SO_4)_n + nSO_2 + 2nH_2O$

$\Rightarrow n_{SO_2} = x + \dfrac{ny}2 = 0,5$     (3)

Từ (1), (2), (3) PT vô nghiệm.

TH2: M đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học

$n_{Mg} = n_{H_2} = 0,4\ mol \to m_{Mg} = 0,4.24 = 9,6\ g$

$\to m_M = 16-9,6 = 6,4\ g$

$n_{SO_2} = n_{Mg}+ \dfrac n2 n_M = 0,5 \to n_M = \dfrac {0,2}n\ mol$

$\to M_M = \dfrac{6,4}{0,2}.n = 32n$

Chỉ có cặp nghiệm duy nhất thỏa mãn: $\begin{cases} n=2 \\ M = 64 \end{cases}$

Vậy M là Cu

Câu hỏi trong lớp Xem thêm