Chiếu ánh sáng trắng qua cả hai tấm lọc màu vàng và màu đỏ đặt chồng lên nhau, quan sát đằng sau hai tấm lọc ta thấy A: vẫn là ánh sáng trắng như cũ. B: ánh sáng màu cam (do hai ánh sáng màu đỏ và vàng kết hợp lại). C: chỉ là ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng vàng, tùy theo tấm kính nào đặt gần nguồn sáng hơn. D: gần như không còn ánh sáng nữa. 2 Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm và cách thấu kính một khoảng d = 10 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có đặc điểm là A: ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm. B: ảnh thật, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 10 cm. C: ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm. D: ảnh ảo, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 10 cm. 3 Độ lớn của lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố A: Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B: Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C: Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D: Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. 4 Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp? A: Thấu kính phân kì có tiêu cự 125 cm. B: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 12,5 cm. C: Thấu kính phân kì có tiêu cự 12,5 cm. D: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 125 cm. 5 Thả một miếng gỗ vào trong một chậu đựng chất lỏng thì thấy phần miếng gỗ ngập trong chất lỏng bằng có thể tích bằng một nửa thể tích của cả miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là A: 6000N/m3. B: 1200N/m3. C: 3000N/m3. D: 12000N/m3 6 Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực vào vật A: cùng phương, cùng chiều với vận tốc. B: có phương bất kỳ so với vận tốc. C: cùng phương ngược chiều với vận tốc. D: có phương vuông góc với với vận tốc. 7 Trong thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ, chúng ta đã thực hiện dịch chuyển vật và màn hứng ảnh đến vị trí sao cho ảnh có kích thước bằng vật. Khi đó tiêu cự của thấu kính hội tụ đo được là f = (d+d’)/4, cho rằng giá trị trung bình của f là 7 cm, lúc đó vị trí đặt vật cách thấu kính bằng A: 14 cm. B: 7 cm. C: 28 cm. D: 21 cm. 8 Một dây dẫn mắc lần lượt vào hai hiệu điện thế U1 và U2 thì cường độ dòng điện qua dây dẫn tương ứng là I1 =I và I2 =2I. Tỉ số các hiệu điện thế U1 : U2 bằng A: 2. B: 1:4. C: 4. D: 1:2. 9 Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng? A: Một vật nặng được treo bởi sợi dây. B: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. C: Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng. D: Hòn đá nằm yên trên dốc núi. 10 Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ A: giảm 3 lần. B: Giảm 6 lần. C: Tăng 6 lần. D: tăng 3 lần. 11 Độ lớn của lực Ac-si-mét tác dụng lên một vật nổi tỉ lệ thuận với A: thể tích phần chìm của vật. B: thể tích toàn bộ vật. C: thể tích phần nổi của vật. D: thể tích chất lỏng. 12 Một ngọn lửa của cây nến đang cháy, năng lượng nhiệt được truyền A: chủ yếu xuống dưới. B: chỉ theo phương ngang. C: chủ yếu lên trên. D: đều theo mọi hướng. 13 Một kính lúp có số bội giác 5X, tiêu cự của kính lúp có giá trị là A: 25 cm. B: 10 cm. C: 5 cm. D: 20 cm. 14 Dùng một kính lúp có tiêu cực f để quan sát vật nhỏ AB cách thấu kính một đoạn là d, thu được ảnh A’B’ là ảnh ảo. Mối quan hệ giữa f và d là A: d > 2f B: 2f > d > f C: d > f D: f > d 15 Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của A: chất khí. B: chân không. C: chất lỏng. D: chất rắn. 16 Thứ tự dẫn nhiệt từ tốt đến kém là A: nước, đồng, không khí. B: đồng, nước, không khí. C: nước, không khí, đồng. D: đồng, không khí, nước. 17 Nguyên nhân tạo thành áp suất khí quyển là A: Trái Đất tự quay. B: Mặt Trời tác dụng lực vào Trái Đất. C: Mặt Trăng tác dụng lực vào Trái Đất. D: không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. 18 Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A: luân phiên tăng, giảm. B: không thay đổi. C: nhỏ. D: lớn. 19 Nhiệt năng của một vật là A: tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B: tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. thế năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. C: thế năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. D: động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. 20 Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi hiệu điện thế của A: dòng điện một chiều không đổi. B: dòng điện xoay chiều. C: dòng điện không đổi. D: dòng điện xoay chiều và cả một chiều không đổi.

1 câu trả lời

1 – D

2 – C

3 – C

4 – B

5 – D

6 – A

7 – A

8 – D

9 – C

10 – D

11 – A

12 – D

13 – C

14 – D

15 – D

16 – B

17 – D

18 – A

19 – tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

20 – B

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước