Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mễn lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xạo, - Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khẽ nói. Chúng tôi, mọi người, kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba... a... a... ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cổ đề nên trong bao nhiều năm này, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thổi lên và dạng hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy lần tốe to sau of nổ như dụng đứng lên. Nguyễn (Ngữ văn 9, tập một. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2019 tr. 198) Câu 1 (1 điểm). Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó. Câu 2 (1 điểm) Đoạn ngữ liệu trên thuộc tỉnh huống nào của truyện? Qua đó, em hiểu được gì về chủ đề của văn bản. Câu 3 (1.0). Em nhận xét gì về hành động nó vừa kêu vừa chạy tôi, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dạng hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.” của bé Thu? Qua dó, em thấy được điều gì ở cô bé? Câu 4 (3.5 điểm) Viết đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu dành cho cha qua văn bản trên. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và thán từ. Gạch chân và chú thích rõ. Giúp em đi mà pleaseeee😿

2 câu trả lời

câu 1)Trích từ tác phẩm Chiếc lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng

Truyện Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra quyết liệt.

câu 2)Tình huống truyện: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.

Qua đó em thấy bé Thu là một cô bé có cá tính độc đáo mạnh mẽ. Bởi xa cha biền biệt và cũng chỉ vì một vết sẹo mà em vô tình không nhận ra cha, khi nhận ra cha thì mãi mãi em phải xa cha. ... Trong suốt ba ngày ở bên cha bé Thu đã không nhận ra cha của mình, bé ương ngạnh, cư xử vùng vằn.

câu 3)Em có nhận xét là hành động của bé Thu cho thấy là Thu rất yêu thương cha của mình và không muốn cha phải rời xa Thu.Qua đó Bé Thu là người có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt. Khi những băn khoăn được giải tỏa tình yêu đó được bùng cháy mạnh mẽ, mãnh liệt.


Câu `1` :

- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm "Chiếc lược ngà" của tác giả Nguyễn Quang Sáng.

- Hoàn cảnh sáng tác : Được sáng tác vào năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. 

Câu `2` :

- Đoạn trích trên thuộc tình huống `1` : Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, thật trớ trêu khi Thu không nhận cha, khi em nhận ra và bộc lộ tình cảm thắm thiết thì cũng đến lúc ông Sáu phải ra đi.

- Có thể hiểu văn bản "Chiếc lược ngà" là một chứng minh tiêu biểu cho hoàn cảnh của các chiến sĩ bộ đội thời chiến tranh, họ phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi. Qua đó ta cũng thấy được ông Sáu là người cha hết lòng yêu thương con, là người lính hết lòng vì dân tộc, vì Tổ quốc.

Câu `3` :

- Hành động "Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy lên và dạng hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó" đã cho thấy rõ sự vội vàng, không muốn rời xa ba của bé Thu.

- Cô bé bộc lộ cảm xúc qua hành động, một phần là sự đau khổ vô vàn, muốn níu kéo ba, một phần là sự ân hận, tiếc nuối khi đã đối xử với ba như người dưng.

Câu `4` :

Qua văn bản "Chiếc lược ngà", tác giả đã cho chúng ta thấy tình yêu thương ba vô vàn, thắm thiết của bé nhân vật bé Thu. Tình yêu thương của bé Thu được thể hiện rõ ràng qua 2 chi tiết : Khi ông Sáu trở về sau 8 năm trời xa cách, bé Thu đã không chịu nhận ba, đối xử với ba như người xa lạ, chỉ vì em nhận ra chiếc thẹo trên mặt ông Sáu không giống với hình ba mà em được biết, chứng tỏ người ba trong lòng em đã là 1 niềm kiêu hãnh, không ai có thể thay thế, tình yêu thương của em giành cho ba sâu sắc mà cũn dứt khoát, rạch ròi. Đến khi mà em đã kịp nhận ra ba thì cũng đến lúc ba phải về lại khu căn cứ, em đã không còn ưng ngạnh mà chạy xô đến bên ba, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra mạnh mẽ, cuống quýt, đau khổ xen cả sự ân hận. Em đã khóc, đã hôn cổ, hôn tóc, hôn vai và hôn cả vết thẹo, hành động của nó như sự níu kéo, hối thúc ba đừng đi, ở lại với nó. Ôi! thật trớ trêu cho một em bé đã thiếu thốn tình yêu thương của cha từ nhỏ, rồi lại phải chứng kiến cha rời xa mình 1 lần nữa. Có thể thấy, tình yêu thương của Thu đối với ba không bao giờ kể hết, là sự níu kéo vội vàng nhưng cũng đủ làm cho ông Sáu phải xúc động. 

- Câu ghép : Đến khi mà em đã kịp nhận ra ba thì cũng đến lúc ba phải về lại khu căn cứ, em đã không còn ưng ngạnh mà chạy xô đến bên ba, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra mạnh mẽ, cuống quýt, đau khổ xen cả sự ân hận.

- Thán từ : Ôi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm