Câu1:Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi? Câu2:Nêu một số đặc điểm của cong nghiệp và nông nghiệp Cộng hoà Nam Phi? Câu3:Tính mức thu nhập bình quân đầu người của Cộng hoà Nam Phi theo số liệu:Dân số:43.600.000 người.GDP: 113.247 triệu USD Câu4:So sánh đặc điểm kinh tế khu vực Bắc Phi, Nam Phi, Trung Phi? Câu5:Lãnh thổ Châu Mĩ kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ? Câu6:Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ? Câu7:Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ? Câu8:Trình bày sự phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích tại sao có sự phân hoá đó?

2 câu trả lời

Câu1:- Bắc Phi : các nước Bắc Phi nằm ven Địa Trung Hải, kinh tế khá phát triển, nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới ; các nước phía nam Xa-ha-ra trồng lạc, ngô, bông, ... có ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, phát triển du lịch.
- Trung Phi : kinh tế còn kém phát triển, thường xuyên bị khủng hoảng do thị trường nông .sản bên ngoài biến động; trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

Câu2:* Công nghiệp

- Các ngành công nghiệp chủ yếu là: khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất,...

- Là nước xuất khẩu vàng nhiều nhất thế giới.

- Sản xuất nhiều uranium, kim cương, crôm,...

* Nông nghiệp

- Nông nghiệp chiếm 1/3 sản phẩm xuất khẩu.

- Trồng cây ăn quả cận nhiệt đới: cam, chanh, nho.

- Trồng ngô.

câu 3:

Giải thích các bước giải:

Ta có công thức:

Thu nhập bình quân đầu người = GDP/ dân số (USD/người)

Đổi 113.247 triệu USD = 113.247.000.000 USD

Từ công thức ta có kết quả tính:

Thu nhập bình quân đầu người của cộng hòa Nam Phi trong một năm là:

113.247.000.000 : 43.600.000 = 2.597,4 USD/người/năm

câu 4 :

Bắc Phi: Kinh tế tương đối phát triển dựa vào ngành dầu khí và du lịch.

Do khí hậu có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giưa các vùng

Trung Phi: Phần lớn là các quốc gia chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác khoáng sản, lâm sản, trồng cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

Câu5:Từ các bản đồ thể hiện lãnh thổ của châu Mĩ chúng ta có thể thấy tuy diện tích của châu Mĩ không nhiều và rộng lớn như các châu lục khác trên thế giới nhưng châu Mĩ có một đặc điểm đó là chúng có chiều dài về địa lí trải dài từ cực Bắc đến cực Nam của trái đất. Đó cũng chính là đặc trưng rất đặc biệt của châu Mĩ. Một châu lục có xu hướng trải dài như châu Mĩ đặc biệt có rất nhiều yếu tố rất riêng so với các châu lục khác. Chúng ta có thể thấy sự trải dài của địa hình châu lục này theo chiều vĩ độ khoản 125 từ cực Bắc xuống cực Nam.

Câu6:

- Trước thế kỉ XV: ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it, đó là người E-xki-mô và người Anh-điêng.

- Thế kỉ XV đến nay: ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: người Môn-gô-lô-it (bản địa), người Ơ-rô-pê-ô-it (các dân tộc ở châu Âu), người Nê-grô-it (nô lệ da đen từ châu Phi) và người Môn-gô-lô-it nhập cư sau này (người Trung Quốc, Nhật Bản,...).

 

-> Lịch sử nhập cư đã tạo nên thành phần chủng tộc đa dạng ở châu Mĩ. Sự hòa huyết giữa các chủng tộc đã hình thành nhóm người lai ở châu Mĩ. 

Câu8:

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.




Câu7:Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Câu1:

– Bắc Phi : các nước Bắc Phi nằm ven Địa Trung Hải, kinh tế khá phát triển, nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới ; các nước phía nam Xa-ha-ra trồng lạc, ngô, bông, … có ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, phát triển du lịch.

– Trung Phi : kinh tế còn kém phát triển, thường xuyên bị khủng hoảng do thị trường nông .sản bên ngoài biến động; trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

câu 2 :

* Công nghiệp

- Các ngành công nghiệp chủ yếu là: khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất,...

- Là nước xuất khẩu vàng nhiều nhất thế giới.

- Sản xuất nhiều uranium, kim cương, crôm,...

* Nông nghiệp

- Nông nghiệp chiếm 1/3 sản phẩm xuất khẩu.

- Trồng cây ăn quả cận nhiệt đới: cam, chanh, nho.

- Trồng ngô.

câu 3:

Giải thích các bước giải:

Ta có công thức:

Thu nhập bình quân đầu người = GDP/ dân số (USD/người)

Đổi 113.247 triệu USD = 113.247.000.000 USD

Từ công thức ta có kết quả tính:

Thu nhập bình quân đầu người của cộng hòa Nam Phi trong một năm là:

113.247.000.000 : 43.600.000 = 2.597,4 USD/người/năm

câu 4 :

Bắc Phi: Kinh tế tương đối phát triển dựa vào ngành dầu khí và du lịch.

Do khí hậu có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giưa các vùng

Trung Phi: Phần lớn là các quốc gia chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác khoáng sản, lâm sản, trồng cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

câu 5 :

Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài từ vòng cực Bắc (66°33') đến cận cực Nam, trên khoảng 125 vĩ độ

câu 6:

– Trước thế kỉ XV, ở châu MT chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít ' (người Anh-điêng và người E-xki-mô).

– Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc:

+ ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang);

+ Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ);

+ Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á – Trung Quốc, Nhật Bản sang);

câu 7:

+ Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai).