Câu1: Nêu vai trò sinh lí của các sắc tố phụ có mặt trong lá cây? Phát biểu diệp lục có mặt ở mọi loại thực vật quang hợp là đúng hay sai? Giải thích Câu2: phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật Câu3:Hãy giải thích tại sao lông hút có nhiều ở ti thể Câu4: nếu cây bị ngập úng lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng gì? Giải thích? Câu5: một học sinh tiến hành như sau: Lấy chậu cây ớt cảnh đang sinh trưởng bỏ vào tủ kính đóng kín không cho thoát khí ra ngoài sau một thời gian cây bị héo Hãy cho biết vì sao? Câu7: sự thích nghi của thực vật C4 và thực vật CAM với môi trường sống được thể hiện như thế nào qua con đường cố định CO2 trong quang hợp. Ai làm đc câu nào thì giúp em với ạ. Em cảm ơn

1 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

Chức năng của các sắc tố phụ:

+ Hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục ở trung tâm phản ứng.

+ Quang bảo vệ: Các sắc tố phụ thường hấp thụ các bước sóng ngắn mang năng lượng cao nên có vai trò bảo vệ các sắc tố chính, tránh hiện tượng các sắc tố chính bị tổn thương.

+ Sắc tố phụ có thế đóng vai trò hấp thu nhiệt, làm ấm cơ thể đối với các thực vật ở vùng lạnh.

- Đồng ý với ý kiến trên vì diệp lục (đặc biệt là diệp lục a) có mặt ở trung tâm của hệ quang hóa, là sắc tố bắt buộc phải có để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sắc tố phụ khác không có khả năng trên. 

Câu 2:

– Giống nhau :

+ Xảy ra trong lục lạp

+ Gồm các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử

– Khác nhau :

Pha sáng:

+ Xảy ra ở cấu trúc hạt grana của lục lạp (diễn ra trong túi tilacoit)

+ Nguyên liệu: H2O, Năng lượng ánh sáng, {ADP, P} , NADP+

+ Sản phẩm: Oxi, ATP, NADPH

→ Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.

Pha tối:

+ Xảy ra ở chất nền stôma của lục lạp

+ Nguyên liệu: CO2, ATP, NẠDPH

+ Sản phẩm: Hợp chất hữu cơ (C6H12O6).

→ Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng.

Câu 3:

Lông hút có nhiều ở ti thể  vì => Tế bào lông hút cần hô hấp mạnh-> tạo năng lượng hút khoáng chủ động, tạo áp suất thẩm thấu...

Câu 4:

Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết và không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hoại và cây bị chết.

Câu 7:

Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật c4:

- Nhóm thực vật C4 quang hợp trong điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao trong khi đó nồng độ CO2 thấp ở vùng nhiệt đới nóng ẩm kéo dài.

- Để tránh hô hấp sáng và tận dụng được nguồn CO2 thấp thì nhóm thực vật này phải có quá trình cố định CO2 2 lần.

- Lần 1 quá trình cố định CO2 xảy ra ờ lục lạp của tế bào mô giậu để lấy nhanh CO2.

- Lần 2 xảy ở tế bào bao quanh bó mạch để tổng hợp chất hữu cơ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm