Câu 6: Em hãy chứng minh nền văn hóa Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc. Theo em thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam?

2 câu trả lời

Câu 2: Nền văn hóa nước ta trong các thế kỉ X-XV phát triển như thế nào?

2,0

Trong các thế kỉ X-XV, nền văn hóa Thăng Long phát triển qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật

0,25

- Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp trong xã hội

0,25

- Thời Lý – Trần Phật giáo trở thành quốc giáo, thời Lê sơ Nho giáo có địa vị độc tôn

0,25

- Các công trình nghệ thuật nở rộ với những nét độc đáo, tinh xảo. thời Lý – Trần có “An Nam tứ đại khí” (tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, Vạc phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm)

0,25

Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời từ thời Lý như chèo, tuồng, múa rối nước…trở thành món ăn tinh thần trong các dịp tết, lễ hội.

0,25

Giáo dục phát triển mạnh qua các thời kỳ, do nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển giáo dục và các triều đại đều tuyển chọn quan lại, nhân tài bằng khoa cử.

0,25

Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển với nhiêu tác phẩm nổi tiếng

0,25

Khoa học – Kĩ thuật đạt nhiều thành tựu về sử học, địa lý, quân sự, chính trị, toán học…

0,25

Nêu nhận định chung về nền văn hóa này?

1,0

- Từ thế kỉ X- XV do đất nước độc lập tự chủ, kinh tế có điều kiện phát triển nên đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân phát triển cao.

0,25

-Tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Champa, nhưng văn hóa nước ta vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

0,25

- Đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phát triển phong phú, đa dạng

0,25

- Riêng nền văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ, là cơ sở của nền văn minh Đại Việt

0,25

Câu 6: Chứng minh Văn hóa Thăng long thời Lý - Trần - Hồ phong phú, đa dạng và thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.

* Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Nho giáo: là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Phật giáo: được truyền bá sâu rộng vào cuộc sống tinh thần của nhân dân và được giai cấp thống trị tôn sùng. Một số nhà sư như: Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh tham gia vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Một số vị vua thời Lý - Trần đã tìm đến Phật giáo.

- Đạo giáo: được truyền bá trong nhân dân, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.

* Giáo dục, văn học nghệ thuật

- Giáo dục: Thời Lý, năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu, năm 1075 nhà Lý tổ chức thi Minh Kinh bác học và Nho học tam trường.

Thời Trần: tổ chức đều đặn các kì thi, năm 1247 đặt lệ lấy "tam khôi" và mở rộng Quốc tử giám.

+ Văn học: văn học chữ Hán phát triển với hàng loạt bài hịch, bài phú nổi tiếng: Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú....

Văn học chữ Nôm ra đời trên cơ sở từ chữ Hán và xuất hiện một số nhà thơ Nôm.

+ Nghệ thuật: Kinh đô Hoa Lư, kinh đô Thăng Long thể hiện kiểu kiến trúc độc đáo, ngoài ra còn có chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên...

Thành nhà Hồ đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật kiến trúc.

Điêu khắc, sân khấu chèo, tuồng, múa rối... rất phát triển.

* Khoa học kỹ thuật

Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược;

Khoa học quân sự: Minh thư yếu lược...

Hồ Nguyên Trừng sáng chế súng thần cơ và đóng thuyền chiến có lầu.

* Văn hóa Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

- Tư tưởng tôn giáo: tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ nước ngoài, người Việt đã hòa lẫn với tư tưởng tình cảm tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.

- Văn học phát triển với hàng loạt thơ ca phú hịch... mang đậm tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

- Trên cơ sở chữ Hán, chữ Phạn người Việt sáng tạo chữ viết riêng để ghi chép sáng tác thơ văn.

- Nghệ thuật: hình thành nghệ thuật dân tộc trên mọi lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, múa rối... tinh tế, độc đáo, mang tính dân tộc.

- Khoa học kĩ thuật: có những bộ lịch sử dân tộc, địa lí lịch sử, bản đồ đất nước.

- Người Việt tiếp nhận các thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây, chế tạo được súng, đóng thuyền chiến.

* Theo em:

- Thế hệ trẻ ngày nay phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

Bạn tham khảo ạ! Chúc bạn học tốt! :'D

Câu hỏi trong lớp Xem thêm