Câu 6: Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không bao gồm: A. Gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, hải sản B. Sản phẩm công nghiệp nặng và khoáng sản C. Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu D. Quần áo, giày dép, đồ thủ công mĩ nghệ Câu 7: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn ? A. Các công trình kiến trúc B. Các bãi biển đẹp C. Văn hóa dân gian D. Các di tích lịch sử Câu 8: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên ? A. Hang động B. Vườn quốc gia C. Bãi biển D. Lễ hội Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nhận xét về giao thông vận tải đường bộ nước ta? A. Chưa phát triển ở vùng núi, biên giới và hải đảo. B. Nhiều tuyến đường quan trọng được mở rộng, nâng cấp. C. Nhiều tuyến đường cao tốc được xây dựng, phà lớn được thay bằng cầu. D. Nhiều tuyến đường còn hẹp và chất lượng xấu. Câu 10: Quốc lộ 1A là quốc lộ A. chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau. B. chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh. C. chạy từ Hà Giang đến Cà Mau. D. chạy từ Hà Giang đến Hà Nội. Câu 11: Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng do A. tài nguyên đất phù sa màu mỡ B. hệ thống sông dày đặc, nước dồi dào C. sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên D. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh Câu 12: Trong nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh về A. chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa. B. chăn nuôi gà, vịt, ngan, cừu. C. chăn nuôi bò thịt, đánh bắt thủy sản. D. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm. Câu 13: Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa nổi bật của vùng đồng bằng Sông Hồng là A. cây thực phẩm B. lúa C. đậu tương D. lạc Câu 14: Vùng đất cát pha duyên hải ở Bắc Trung Bộ thích hợp để trồng những loại cây nào sau đây? A. cây lúa và hoa màu. B. cây lạc và vừng. C. cây cao su và cà phê. D. cây thực phẩm và cây ăn quả. Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tuyến đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ? A. Nâng cao đời sống dân tộc ít người ở miền núi. B. Góp phần phân bố lại dân cư, tăng cường hệ thống giao thông Nam – Bắc, phát triển .tiềm năng kinh tế vùng đồi núi phía tây. C. Là con đường chiến lược quốc phòng bảo vệ miền tây của vùng. D. Tăng cường vận chuyển hành khách . Câu 16: Vùng Bắc Trung Bộ không có đặc điểm là ? A. Cầu nối giữa kinh tế miền Nam – Bắc đất nước. B. Trung Lào ra biển Đông và ngược lại. C. Đông Bắc Thái Lan ra biển Đông và ngược lại. D. Là vùng có nền kinh tế phát triển bậc nhất nước ta. Câu 17: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là A. Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng. B. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. C. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả. D. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên. Câu 18: Cho bảng số liệu: Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta qua các năm (%) Loại hình Năm 2000 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Đường sắt 2,80 0,98 0,59 0,41 Đường bộ 64,59 73,30 76,52 77,24 Đường sông 25,64 18,01 17,57 17,19 Đường biển 6,95 7,69 5,30 5,14 Đường hàng không 0,02 0,02 0,02 0,02 Nhận xét nào dưới đây là đúng về cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta qua các năm? A. Đường sông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các loại hình vận tải. B. Đường biển có tỉ trọng tăng lên trong cơ cấu vận chuyển hàng hóa. C. Đường sắt giữ vai trò ngày càng quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. D. Đường bộ có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa. Câu 19: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Tỉ lệ dân thành thị của một số vùng và cả nước năm 2016. B. Mật độ dân số của một số vùng và cả nước năm 2016. C. Diện tích của một số vùng và cả nước năm 2016. D. Dân số của một số vùng và cả nước năm 2016. Câu 20: ĐBSH không tiếp giáp với vùng nào trong số các vùng sau đây? A. TD&MN Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Vịnh Bắc Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 21: Tỉnh nào dưới đây không thuộc vùng TD&MN Bắc Bộ? A. Thái Nguyên. B. Vĩnh Phúc. C. Yên Bái. D. Hòa Bình. Câu 22: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? A. Hải Dương. B. Hưng Yên. C. Vĩnh Phúc. D. Nam Định. Câu 23: Những trở ngại về mặt tự nhiên thường xảy ra ở vùng TD&MN Bắc Bộ là A. lũ quét, xói mòn, sạt lở đất, sương muối. B. Bão, xói mòn đất, sương muối, rét hại. C. ngập úng, bão, động đất, sương muối. D. động đất, bão lụt, rét đậm, đất trượt, đá lở. Câu 24: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ở nước ta năm 1990 và 2016 (Đơn vị: nghìn ha) Các nhóm cây Năm 1990 Năm 2016 Cây lương thực 6 476,9 8 890,6 Cây công nghiệp 1 199,3 2 978,9 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1 363,8 3 242,6 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây của nước ta qua hai năm 1990 và 2016 là A. đường. B. cột. C. miền. D. tròn. Câu 25: Tài nguyên quý giá nhất của ĐBSH là A. các hang động đá vôi. B. đất phù sa. C. khoáng sản. D. nguồn lợi sinh vật biển.

1 câu trả lời

C6: A C7: B C8: D C9: C C10: B C11: C C12: C C13: A C14: D C15: B C16: D C17: A C18: C C19: A C20: A C21: B C22: A C23: D C24: C C25: D
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

9 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước