Câu 5:Nêu đại diện của các ngành ruột khoang.Đặc điểm chung và vai trò của chúng? Câu 6:Ngành giun dẹp có đặc điểm chung gì?Chúng có hại như thế nào đối với người và động vật. Câu 7:Giun đũa di chuyển như thế nào? Câu 8 :Nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn và tác hại của chúng Câu 9:Ngành giun đốt có lợi và có hại như thế nào.Lấy ví dụ đại diện và nêu đặc điểm chung của chúng

2 câu trả lời

Câu 5 : 

- Sứa, hải quỳ, san hô, thủy tức.

Câu 6: 

- Có cơ thể đối xứng hai bên và cơ thể dẹp theo lưng bụng.

-Ruột được phân thành các nhánh và chưa có hậu môn

-Có bao mô bì cơ bọc phía ngoài cơ thể

- Thường gây ra các bệnh cho con người hoặc vật

- Con người và động vật thì sẽ làm chúng gầy rạc và chậm lớn.

Câu 7:

- Chúng chỉ cong cơ thể lại và  duỗi ra

Câu 8 :

-Chủ yếu sống kí sinh.

- Cơ thể hình trụ, 2 đầu.

- Có vỏ cutin bao bọc bên ngoài cơ thể, khoang cơ thể chưa chính thức.

- Cơ quan tiêu hóa dạng ống, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.

-hút các chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật, gây ra các bệnh ở mức độ nguy hiểm khác nhau.

Câu 9 : 

-Có lợi: giúp làm phì phiêu đất( giunn đất ), giun đỏ nuôi cá cảnh, Rươi có thể làm thức ăn cho người, Đỉa có thể hút máu bầm( theo cách trị bệnh thời trước ),...

- Đỉa có thể hút máu người, con vắt cũng vậy,... nhưng ít loài có hại.

VD: giun đất, giun đỏ, Rươi, Sá sùng, vắt, Đỉa,...

Đặc điểm chung là:

- Có nhiều đốt,

-Ống tiêu hóa phân hóa.

- có hệ tuần hoàn.

- Di chuyển bằng chi 

- Hô hấp qua da hoặc mang.

Câu 5:.Sứa(biển) ,Hải Quỳ(ven biển), san hô.. .

 dd chung:đối xứng toa tròn, dang ruột túi, cấu tạo cơ thế đều có 2 phần, đều có tế bào gai.

Vai trò:làm đồ để trang trí, trang sức,..

Câu 6:Đặc điểm chung của ngành giun dẹp

Khác với đặc điểm chung của ngành giun trònngành giun dẹp có một số đặc điểm sau:

  • Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên
  • Được chia thành đầu, đuôi, lưng, bụng và có thể dễ dàng phân biệt
  • Ruột được phân thành các nhánh và chưa có hậu môn
  • Có bao mô bì cơ bọc phía ngoài cơ thể

Với một số loài giun dẹp sống kí sinh, cơ thể chúng còn có một số đặc điểm sau:

  • Cơ quan sinh sản phát triển, vì thế có thể sinh sôi nhanh chóng
  • Có giác bám rất chắc và phát triển
  • Ấu trùng thường được phát triển qua vật chủ trung gian
  • Tác hại của ngành giun dẹp

    Vai trò của ngành giun dẹp được nhiều người biết tới là giúp đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên, ngành sinh vật này lại có rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Các loài giun dẹp thường sống ký sinh ở vật chủ để hút các chất dinh dưỡng. Qua đó làm suy yếu vật chủ và gây ra các bệnh nguy hiểm.

    Câu 7:Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường ký sinh.Câu 8:

    Các loài giun tròn kí sinh ở những cơ quan khác nhau của vật chú như : ruột non, tá tràng, ruột già, mạch bạch huyết, túi mật, rễ lúa... Dù có cấu tạo thích nghi đa dạng, nhưng chúng vẫn giữ các đặc điểm chung của ngành Giun tròn.

    Giun đũa, giun kim, giun móc câu... thuộc ngành Giun tròn, có các Đặc điểm chung như : cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do

    Câu 9:

     lợi ích của ngành giun đốt:

    - Làm thức ăn cho động vật: giun đất

    - Cày xới làm cho đất tơi xốp: giun đất

    - Làm thức ăn cho con người: Rươi

    - Dùng trong việc nuôi cá: giun đỏ

    - Dùng làm thuốc: Sá sùng

     tác hại của ngành giun đốt:

    - Kí sinh, hút máu người và động vật: đỉa, vắt,...

    - Làm ô nhiễm nước sạch: giun đỏ,...

    - Gây viêm nhiễm các cơ quan trong cơ thể khi các loài này chui vào trong cơ thể người và động vật: đỉa

    * Mặc dù ngành giun đốt rất đa dạng, phân bố ở các môi trường với các kiểu lối sống khác nhau, nhưng chúng đều có chung một số đặc điểm:

    - Cơ thể phân đốt, có thể xoang.

    - Ống tiêu hóa phân hóa.

    - Bắt đầu có hệ tuần hoàn.

    - Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.

    - Hô hấp qua da hay mang.


Câu hỏi trong lớp Xem thêm