Câu 5: Theo em, văn bản Sông núi nước Nam là bài thơ có tính chất biểu ý hay có tính chất biểu cảm? Giải thích và làm rõ. giúp với
2 câu trả lời
Câu 5:
Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở:
-Niềm tự hào về chủ quyền và biên giới lãnh thổ của đất nước.
-Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.
-Những biểu cảm ấy được ẩn đằng sau những câu chữ, giọng điệu, đọc lên ta mới hiểu được hàm ý cũng như tình cảm sâu xa chứa đựng trong đó.
Sông núi nước Nam là một bài thơ có tính chất biểu ý.
Nội dung biểu ý đó đã được tác giả thể hiện:
- Hai câu đầu: Khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹn, sự độc lập, tự chủ của dân tộc:
+ Nước Nam hoàn toàn có lãnh thổ riêng, đất Nam đã có vua Nam ở
+ Phân giới lãnh thổ của người Nam đã được quy định rành rành ở sách trời, điều này đã là chân lý không thể chối cãi được
- Hai câu cuối: Khẳng định quyết tâm đứng lên bảo vệ dân tộc trước kẻ thù
+ Tác giả đã khẳng khái chỉ rõ những kẻ đem quân xâm lược nước ta là đang làm trái đạo làm người và trái cả đạo trời
+ Đưa ra sự cảnh báo đanh thép đến bọn xâm lăng rằng chúng sẽ bị tan tác trước quân và dân ta.
- Nhận xét: Bố cục được sắp xếp logic và chặt chẽ, chủ quyền được nêu trước, sau đó là biểu ý quyết tâm để bảo vệ chủ quyền.