Câu 5: Có ý kiến cho rằng : Thành công trong cách xây dựng tình huống truyện ngắn “Làng” là nhà văn đã đặt ông Hai vào những giằng xé nội tâm để buộc nhân vật phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Em hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp khoảng 15 câu lý giải ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ, một phép nối và một câu có chứa khởi ngữ (Gạch chân và chỉ rõ)

2 câu trả lời

Định hướng ý: Làm rõ tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai trước
và sau khi nghe tin làng Dầu theo giặc.

Trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này;
ông Hai buộc phải lựa chọn đau đớn giữa quê hương và Tổ quốc, giữa nghĩa
nước với tình làng. Điều đó không đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở
thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu
cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Một
cuộc xung đột nội tâm gay gắt giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước
đã diễn ra ở ông Hai. Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của mình: “Làng
thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn
hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết
tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó
là vẻ đẹp tâm hồn cao cả của con người Việt Nam, khi sẵn sàng gạt bỏ tình
cảm riêng tư để sống với tình cảm chung của cả cộng đồng, của cả dân tộc
và đất nước. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình
cảm với làng quê, vì thế mà ông càng xót đau, tủi hổ

Xin ctlhn!!!

Bạn tham khảo nhé:

Qua câu chuyện "Làng" của tác gỉa "Kim Lân" có thể thấy, tác giả đã khắc học lên một người nông dân yêu làng yêu nước. Đúng vậy, tác giả "Kim Lân" rất am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân nên đã tạo nên tình huống nhân vật đặc sắc và cách xây dựng tình huống truyện của bài "Làng" thế này. Bằng cách tạo ra một tình huống có sự sung đột giữa hai tình cảm ấy, truyện đã cho thấy lòng yêu nước là tình cảm lớn lao bao chùm trong con người kháng chiến, chi phối các tình cảm khác thông qua tình huống éo le để đẩy tâm trạng nhân vật vào sự giằng xé nội tâm của mình. Ông Hai yêu làng của mình, dù ở nơi tản cư nhưng ông lúc nào cũng nghĩ về quê hương mình, nơi mình gắn bó bao kỉ niệm ở đấy. Nhưng lại không ngờ, tin dữ nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đã đẩy ông đến tình cảnh éo le, tột cùng. Cái tin ấy làm ông giằng xé con tim của mình vậy. Trong ông diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm giữa nên chọn làng hay chọn nước đây. Dù ông chọn đất nước, cách mạng nhưng ông vẫn yêu làng. Bởi vậy, tình yêu nước còn lớn hơn và bao trùm tình yêu làng. Tính huống ấy cùng với những hành động của ông càng đẩy tâm trạng để cực điểm. Ông không biết phải đi đâu về đâu bây giờ? Ai chứa ông đây? Tuy vậy, dù đã quyết định dứt khoát nhưng ông vẫn giải bày tâm trạng nỗi lòng mình với con trai út. Khi giải bày tâm trạng với đứac con út , ông ôm khít con vào lòng, tuy ông cự quyệt không vè làng nhưng vẫn đau đớn giằng xé. Ông hài lòng khi con tra lời đúng trả lời đúng tâm trạng ông như thấu hiểu ông vậy "ủng hộ cụ Hồ". Lời tâm sự này đã tự minh oan, tự nhủ: một lòng theo dạ theo cách mạng, ủng hộ cụ Hồ. Và rồi khi mà nhận được tin cải chính như là một nút thắt trong lòng ông Hai đã được giải tỏa. Tác giả đã miêu tả để bộc lộ tâm trạng cái mặt "buồn thiu". Ông vui vẻ rạng rõ hẳn lên", trong hoàn cảnh này ông rất vui sướng mua quà cho các con, ông còn khoe nhà ông bị đốt nhẵn để nói rằng Tây nó thù nên nó đốt nhà ông. Với những chuyện này thôi, ông vui vì mình vẫn là người làng cách mạng. Vậy có thể thấy, tác giả đi ngược lại tâm trí con người thông thường ,nhưng vẫn rất phù hợp với tâm lí nhân vật ông Hai hay những người nông dân trong giai đoạn này. Tóm lại, đây là những người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng, yêu nước tha thiết.

phép nối: Nhưng

khởi ngữ: Với những chuyện này thôi, ông vui vì mình vẫn là người làng cách mạng.

câu hỏi tu từ: Ông không biết phải đi đâu về đâu bây giờ? Ai chứa ông đây?

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước