Câu 46: Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp, tầng lớp nào? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp tư sản. C. Tầng lớp tiểu tư sản. D. Giai cấp công nhân. Câu 47: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập. B. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, không phát triển. C. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp. D. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Câu 48: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? A. Phi-lip-pin. B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a D. Mi-an-ma. Câu 49: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa. D. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. Câu 50: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức? A. Già hóa dân số. B. Sao chép con người. C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn lao động. Câu 51: Năm 1960, có bao nhiêu nước ở châu Phi giành được độc lập? A. 15. B. 16. C. 17. D. 18. Câu 52: Để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị I-an-ta đã quyết định vấn đề gì? A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh. C. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận. D. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới.
2 câu trả lời
Câu 46: Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp, tầng lớp nào?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tư sản.
C. Tầng lớp tiểu tư sản.
D. Giai cấp công nhân.
Câu 47: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.
B. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, không phát triển.
C. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp.
D. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Câu 48: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Phi-lip-pin. B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a D. Mi-an-ma.
Câu 49: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa.
D. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
Câu 50: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?
A. Già hóa dân số. B. Sao chép con người. C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn lao động.
Câu 51: Năm 1960, có bao nhiêu nước ở châu Phi giành được độc lập?
A. 15.
B. 16.
C. 17.
D. 18.
Câu 52: Để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị I-an-ta đã quyết định vấn đề gì?
A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
C. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận.
D. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới.
học tốttt !! <33
46.A
Giải thích: Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số, bị thực dân Pháp, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam.
47.D
Giải thích :Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Do nền kinh tế Việt Nam chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc và sử dụng những mặt hàng nhập khẩu từ Pháp
48.B
Giải thích: Do thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực Anh và Pháp, Thái Lan vẫn giữ được nền độc lập không bị các nước phương Tây xâm lược.
49.C
Giải thích:
- Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, có nhiều nhân công với trình độ kĩ thuật, tay nghề cao,…
+ Không bị chiến tranh tàn phá, mà làm giàu từ chiến tranh thông qua buôn bán vũ khí.
+ Biết áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
+ Quá trình tập trung tư bản cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự hoạt động có hiệu quả.
+ Vai trò điều tiết của Nhà nước.
50.B
Giải thích: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại về mặt đạo đức như công nghệ sao chép con người.
51.C
Giải thích: Năm 1960, có 17 nước châu Phi giành độc lập nên gọi là “Năm châu Phi”.
52.A
Giải thích:
– Hội nghị I-an-ta đưa ra quyết định thành lập Liên Hợp Quốc với nhiệm vụ chính:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo,…