Câu 40: Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành giun tròn ? A. Giun móc câu, giun kim, giun đũa. B. Sán lá máu, giun đũa, giun kim. C. Sán dây, giun đũa, Giun móc câu. D. Sán lá máu, sán dây, sán lá gan Câu 41: Đặc điểm của giun tròn khác với giun dẹp là A. Cơ thể đa bào B. Sống kí sinh C. Ấu trùng phát triển qua nhiều vật trung gian D. Có hậu môn Câu 42: Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua đường nào? A. Đường tiêu hoá. B. Đường hô hấp. C. Đường bài tiết nước tiểu. D. Đường sinh dục. Câu 43: Giun kim khép kín được vòng đời là do thói quen nào ở trẻ em? A. Đi chân đất. B. Ngoáy mũi. C. Xoắn và giật tóc. D. Mút tay. Câu 44: Để phòng tránh bệnh giun kim, ta phải thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Rửa tay trước khi ăn B. Không đi chân đất C. Không ăn thịt tái D. Tiêu diệt sâu bọ Câu 45: Khi ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo người sẽ bị nhiễm loài giun, sán nào? A. Giun đũa. B. Giun kim. C. Sán lá gan. D. Sán dây. Câu 46: Phát biểu nào sau đây về giun đỏ là đúng? A. Chi bên có tơ. B. Khai thác để làm thức ăn cho người C. Sống thành búi ở cống rãnh D. Có đời sống bán kí sinh gây hại cho động vật. Câu 47: Sự trao đổi khí (hô hấp) của giun đất được thực hiện qua ? A. Mang . B. Da. C. Màng cơ thể. D. Không bào co bóp. Câu 48: Loài giun nào làm cho đất tơi xốp, màu mỡ? A. Giun đất. B. Đĩa. C. Rươi. D. Giun đỏ. Câu 49: Vai trò của giun đất trong trồng trọt là: A. làm cho đất trồng tơi xốp. B. làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu cho đất. C. làm tăng độ màu cho đất. D. làm cho đất đất tơi xốp và giảm độ màu cho đất. Câu 50: Vì sao khi mưa nhiều, giun đất lại chui lên trên mặt đất? A. Vì giun đất chui lên để dễ tìm thức ăn. B. Vì giun đất chui lên để dễ hô hấp qua mang. C. Vì giun đất chui lên để dễ hô hấp qua da. D. Vì giun đất chui lên để dễ di chuyển hơn
2 câu trả lời
Câu `40`:
Giun móc câu, giun đũa và giun kim đều là những đại diện của ngành giun tròn.
`=>` Chọn `A`. Giun móc câu, giun kim, giun đũa.
Câu `41`:
Giun tròn kí sinh ở hậu môn của con người đặc biệt là trẻ em còn giun dẹp thường kí sinh ở gan, mật hay máu của con người.
`=>` Chọn `D`. Có hậu môn.
Câu `42`:
Trứng giun xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua đường tiêu hóa.
`=>` Chọn `A`. Đường tiêu hóa.
Câu `43`:
Nhờ thói quen mút tay không tốt ở trẻ em mà giun kim đã khép kín được vòng đời.
`=>` Chọn `D`. Mút tay.
Câu `44`:
Để phòng tránh bệnh giun kim, chúng ta nên giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
`=>` Chọn `A`. Rửa tay trước khi ăn.
Câu `45`:
Ấu trùng của sán dây thường kí sinh trong thịt trâu, bò, lợn gạo.
`=>` Chọn `D`. Sán dây.
Câu `46`:
Giun đỏ sống thành búi ở cống rãnh.
`=>` Chọn `C`. Sống thành búi ở cống rãnh.
Câu `47`:
Giun đất trao đổi khí qua da.
`=>` Chịn `B`. Da.
Câu `48`:
Giun đất giúp làm tăng độ phì nhiêu, tiết ra chất làm cho đất tơi xốp.
`=>` Chọn `A`. Giun đất.
Câu `49`:
Vai trò của giun đất trong trồng trọt:
`+` Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
`+` Giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và làm thông thoáng khí cho đất.
`+` Tiết ra một chất trong cơ thể làm mềm đất.
`=>` Chọn `B`. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu cho đất.
Câu `50`:
Trời mưa giun đất bị ngạt thở `->` chui lên mặt đất để hô hấp qua da.
`=>` Chọn `C`. Vì giun đất chui lên để hô hấp qua da.
BÀI LÀM:
Đáp án câu 40: A. Giun móc câu, giun kim, giun đũa
Giải thích: Giun móc câu, giun kim, giun đũa thuộc ngành giun tròn.
Đáp án câu 41: D. Có hậu môn
Giải thích: Đặc điểm của giun tròn khác với giun dẹp là: Giun tròn có hậu môn còn giun dẹp không có hậu môn.
Đáp án câu 42: A. Đường tiêu hóa
Giải thích: Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua Đường tiêu hoá.
Đáp án câu 43: D. mút tay
Giải thích: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen cắn móng tay và mút ngón tay ở trẻ em.
Đáp án câu 44: A. Rửa tay trước khi ăn
B. Không đi chân đất
C. Không ăn thịt tái
Giải thích:
Bệnh có thể lây từ người này sang người khác, nhất là ở trẻ em. Để phòng ngừa và tránh tái nhiễm bệnh này bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đây là việc cần thiết để không bị nhiễm giun.
- Ăn chín uống sôi, không nên ăn rau sống và các loại thực phẩm còn tái chưa được nấu chín vì có thể bị nhiễm ấu trùng giun.
- Thường xuyên phơi nắng ga giường, chiếu, chăn màn,…
- Tẩy giun định kỳ nhằm hạn chế sự phát triển của giun.
- Không đi chân đất, nên mang dép kể cả khi ở trong nhà.
- Đối với trẻ nhỏ, các mẹ nên dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ.
Đáp án câu 45: D, Sán dây
Giải thích: Người ăn phải thịt lợn, thịt bò có ấu trùng sán (nang sán) chưa được nấu chín sẽ phát triển thành sán dây lợn/bò trưởng thành ký sinh ở ruột non của người.
Đáp án câu 46: C. Sống thành bũi ở cống rãnh
Giải thích: Giun đỏ thường sống thành búi ở cống, rãnh, đầu cắm xuống bùn, làm thức ăn cho cá.
Đáp án câu 47: B. Da
Giải thích: Giun đất hô hấp qua da
Đáp án câu 48: A. Giun đất
Giải thích: Cơ thể giun đất tiết ra chất nhầy làm mềm đất. Phân của giun đất là phân sạch, cung cấp dinh dưỡng cho thực vật và có cấu trúc hạt tròn càng làm tăng thêm độ thoáng khí và tơi xốp cho đất.
Đáp án câu 49: A. làm cho đất tơi xốp
Giải thích:
Vai trò của giun đất đối với trồng trọt là :
- Khi đào hang và chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.
- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối can-xi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây.
- Giun đất giúp đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Đáp án câu 50: C. Vì giun đất chui lên để dễ hô hấp qua da.
Giải thích: Giun đất hô hấp qua da. Khi trời mưa nhiều, nước ngập làm chúng ngạt thở nên giun phải chui lên mặt đất.
*CHÚC BẠN HỌC TỐT!
#Lilynguyenvy