Câu 4: "Ta với ta" ở cuối bài thơ  Qua Đèo Ngang có nghĩa là gì ?                        A. Ta với bạn của ta                               B. Ta với những người cùng giới       C. Ta với những người cùng tâm sự       D. Chỉ có một mình ta Câu 7: Chủ đề của bài thơ “Tĩnh dạ tứ”  là gì ? A. Lên núi nhớ bạn   B. Trông trăng nhớ quê C. Non nước hữu tình D. Trước cảnh sinh tình.        Câu 8:Tâm trạng của nhà thơ Lí Bạch thể hiện qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ” là gì ? A. Nỗi buồn nhớ quê da diết.                           B. Bâng khuâng nhớ về một người bạn cũ. C. Say mê vẻ đẹp của ánh trăng.   D. Vui sướng được sống giữa cảnh thiên nhiên hữu tình. Câu 9: Hương âm vô cải, mấn mao tồi" nghĩa là gì ? A. Rời nhà lúc nhỏ, già về . B. Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng. C. Trẻ con gặp mặt không quen biết. D. Cười hỏi khách nơi nào đến.      Câu 10: Câu văn nào sau đây có chứa yếu tố  miêu tả? A. Du khách đi Lào Cai, cũng qua một rừng đào đẹp. B. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, chân vắt về một bên, nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện, vừa cười. C. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào. D. Tôi ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy.   Câu 11: Câu văn nào sau đây có chứa yếu tố tự sự? A. Trời nắng ấm trông cứ như là ngọc lưu li vậy. B. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những ành cây, hoa đào. C. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, chân vắt về một bên, nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện, vừa cười. D. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo. Câu 14: Điệp ngữ trong câu sau thuộc dạng nào ?                     " Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa         Thương em, thương em, thương em biết mấy."  ( Phạm Tiến Duật) A. Cách quảng           B. Chuyển tiếp              C. Nối tiếp          D. Vòng Câu 15: Trong câu văn: "Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong...", từ phong có nghĩa là gì ? A. Đẹp đẽ                   B. Bọc kín               C. Cơn gió              D. Oai phong Câu 16: Văn bản " Một thứ quà của lúa non: Cốm" thuộc thể loại nào sau đây ?  A. Truyện ngắn           B. Tùy bút              C. Bút kí                D. Hồi kí Câu 17: Điệp ngữ có dạng chính nào ? A. Nối tiếp và cách  quảng                 B. Chuyển tiếp và cách quảng C. Chuyển tiếp và nối tiếp                  D. Chuyển tiếp, nối tiếp, cách quảng. Câu 18: Điệp ngữ có tác dụng gì ? A. Làm nổi bật ý.                              B.Gây cảm xúc mạnh. C. Làm giản nhịp điệu câu văn.        D. Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.  Câu 19: Dòng nào nói đúng về cách lập ý cho bài văn biểu cảm? A. Quan sát, suy ngẫm.  B. Giải thích.  C. Phân tích  D. Khẳng định    Câu 20: Từ nào sau đây có thể thay thế từ "chết " trong câu: Chiếc xe ô tô bị chết máy. A. mất                  B. hỏng                 C. đi                      D. qua đời.    Câu 21: Từ "cả" trong câu: "Ao sâu nước cả khôn chài cá. "có nghĩa là gì ?     A. to                                         .     B. lớn                          C. ít                                               D. tràn trề.      Câu 22: Nhân vật chính trong truyện là ai ?    A. Người mẹ                                  B. Cô giáo       C. Hai anh em                                D. Hai con búp bê.    Câu 23: Để tạo lập một văn bản phải thực hiện qua mấy bước:  A. Một bước.                                        B. Hai bước.           C. Ba bước.                                           D. Bốn bước. Câu25:  Từ nào sau đây là từ ghép ?                      A. Lác đác.                                           B. Lom khom.                          C. Cỏ cây .                                            D. Quốc quốc.  Câu 26:  Từ có “ Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau bổ nghĩa” là                     A. Từ ghép chính phụ.                            B. Từ ghép đẳng lập.                       C. Từ láy bộ phận.                                  D. Từ láy hoàn toàn.        Câu 27: Chọn tiếng cho bên dưới ghép với tiếng "nhà" để tạo thành từ ghép đẳng lập ?       A. Cửa                  B. Ăn                   C. Nghỉ                 D. Chờ        Câu 28 : Các từ: nho nhỏ, thăm thẳm, bần bật, chênh chếch là:      A. Từ láy toàn bộ                                    B. Từ láy bộ phận          C. Từ láy vần.                                         D. Từ láy âm.       Câu 29: "Ta với ta" ở cuối bài thơ  Qua Đèo Ngang có nghĩa là gì ?                        A. Ta với bạn của ta                               B. Ta với những người cùng giới       C. Ta với những người cùng tâm sự       D. Chỉ có một mình ta Câu 30 : Từ nào sau đây có yếu tố "gia" đồng nghĩa với "gia" trong "gia đình" ?     A. Gia vị               B. Gia tăng            C. Gia sản               D. Tham gia Câu 31: Trong các đề sau đề nào là đề văn biểu cảm.     A. Con đường em đến trường        B. Kỉ niệm tuổi thơ     C. Loài hoa tượng trưng cho mùa hè.     D. Cảm nghĩ về mùa xuân

1 câu trả lời

Câu 4: "Ta với ta" ở cuối bài thơ "Qua Đèo Ngang" có nghĩa là gì ?               

A. Ta với bạn của ta                

B. Ta với những người cùng giới       

C. Ta với những người cùng tâm sự      

D. Chỉ có một mình ta

`=>` Chọn `D.` Chỉ có một mình ta.

`-` Giải thích (xem thêm):

Cụm từ "ta với ta" ở bài "Qua Đèo Ngang" là chỉ một mình tác giả và sự cô đơn, lẻ loi giữa núi đồi hoang vắng.

Câu 7.  Chủ đề của bài thơ “Tĩnh dạ tứ”  là gì ?

A. Lên núi nhớ bạn

B. Trông trăng nhớ quê

C. Non nước hữu tình

D. Trước cảnh sinh tình.    

`=>` Chọn `B.` Trông trăng nhớ quê.

`-` Giải thích (xem thêm):

Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng,
Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà

Câu 8. Tâm trạng của nhà thơ Lí Bạch thể hiện qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ” là gì ?

A. Nỗi buồn nhớ quê da diết.                          

B. Bâng khuâng nhớ về một người bạn cũ.

C. Say mê vẻ đẹp của ánh trăng.  

D. Vui sướng được sống giữa cảnh thiên nhiên hữu tình.

`=>` Chọn `A.` Nỗi buồn nhớ quê da diết

Câu 9. "Hương âm vô cải, mấn mao tồi" nghĩa là gì ?

A. Rời nhà lúc nhỏ, già về .

B. Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng.

C. Trẻ con gặp mặt không quen biết.

D. Cười hỏi khách nơi nào đến.     

`=>` Chọn `B.` Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng.

`-` Giải thích (xem thêm):

"Hương âm" là giọng nói, "vô cải" là không hề thay đổi.

Câu 10. Câu văn nào sau đây có chứa yếu tố  miêu tả?

A. Du khách đi Lào Cai, cũng qua một rừng đào đẹp.

B. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, chân vắt về một bên, nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện, vừa cười.

C. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào.

D. Tôi ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy.  

`=>` Chọn `B.` Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, chân vắt về một bên, nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện, vừa cười.

`-` Giải thích (xem thêm):

Câu `B` đã miêu tả lại hình dáng, chân dung của đoàn ba cô gái.

Câu 14. Điệp ngữ trong câu sau thuộc dạng nào ?             

        " Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa        

 Thương em, thương em, thương em biết mấy." 

                                 ( Phạm Tiến Duật)

A. Cách quảng      

B. Chuyển tiếp       

C. Nối tiếp   

D. Vòng

`=>` Chọn `C.` Nối tiếp

`-` Giải thích (xem thêm):

Điệp nối tiếp là dạng điệp mà trong đó các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là nhằm tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Câu 15. Trong câu văn: "Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong...", từ phong có nghĩa là gì ?

A. Đẹp đẽ              

B. Bọc kín            

C. Cơn gió             

D. Oai phong

`=>` Chọn `B.` Bọc kín

Câu 16. Văn bản " Một thứ quà của lúa non: Cốm" thuộc thể loại nào sau đây ?  

A. Truyện ngắn          

B. Tùy bút             

C. Bút kí               

D. Hồi kí

`=>` Chọn `B.` Tùy bút

Câu 17. Điệp ngữ có dạng chính nào ?

A. Nối tiếp và cách  quảng                

B. Chuyển tiếp và cách quảng

C. Chuyển tiếp và nối tiếp                 

D. Chuyển tiếp, nối tiếp, cách quảng.

`=>` Chọn `D.` Chuyển tiếp, nối tiếp, cách quảng.

Câu 18. Điệp ngữ có tác dụng gì ?

A. Làm nổi bật ý.                             

B.Gây cảm xúc mạnh.

C. Làm giản nhịp điệu câu văn.       

D. Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

`=>` Chọn `D.` Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

Câu 19. Dòng nào nói đúng về cách lập ý cho bài văn biểu cảm?

A. Quan sát, suy ngẫm.

 B. Giải thích.  

C. Phân tích

 D. Khẳng định   

`=>` Chọn `A.` Quan sát, suy ngẫm

Câu 20. Từ nào sau đây có thể thay thế từ "chết " trong câu: Chiếc xe ô tô bị chết máy.

A. mất                 

B. hỏng                

C. đi                     

D. qua đời.   

`=>` Chọn `B.` hỏng

Câu 21. Từ "cả" trong câu: "Ao sâu nước cả khôn chài cá. "có nghĩa là gì ?     

A. to                                         .    

B. lớn                          

C. ít                                              

D. tràn trề.     

`=>` Chọn `B.` lớn

Câu 23. Để tạo lập một văn bản phải thực hiện qua mấy bước:  

A. Một bước.                                       

B. Hai bước.           

C. Ba bước.                                          

D. Bốn bước.

`=>` Chọn `D.` Bốn bước.

`-` Giải thích (xem thêm):

`+` B1: Định hướng văn bản

`+` B2: Xây dựng bố cục

`+` B3: Diễn đạt các ý trong bố cục

`+` B4: Kiểm tra và sửa lại bài

Câu  25. Từ nào sau đây là từ ghép ?                      

A. Lác đác.                                          

B. Lom khom.                          

C. Cỏ cây .                                           

D. Quốc quốc. 

`=>` Chọn `C.` cỏ cây

`-` Giải thích (xem thêm):

`+` Từ "lác đác" là từ láy vần "ac"

`+` Từ "lom khom" là từ láy vần "om"

`+` Từ "quốc quốc" là từ láy toàn bộ

Câu 26. Từ có “ Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau bổ nghĩa” là:                     

A. Từ ghép chính phụ.                           

B. Từ ghép đẳng lập.                       

C. Từ láy bộ phận.                                 

D. Từ láy hoàn toàn.       

`=>` Chọn `A.` Từ ghép chính phụ

`-` Giải thích (xem thêm):

Từ ghép chính phụ có 1 từ bổ sung nghĩa cho từ kia.

Câu 27. Chọn tiếng cho bên dưới ghép với tiếng "nhà" để tạo thành từ ghép đẳng lập ?  

A. Cửa                 

B. Ăn                  

C. Nghỉ                

D. Chờ       

`=>` Chọn `A.` Cửa

`-` Giải thích (xem thêm):

Từ "nhà cửa" là từ ghép đẳng lập. Bởi mỗi tiếng đều có nghĩa riêng, không bổ sung nghĩa cho nhau. 

Câu 28. Các từ: nho nhỏ, thăm thẳm, bần bật, chênh chếch là:      

A. Từ láy toàn bộ                                   

B. Từ láy bộ phận        

C. Từ láy vần.                                        

D. Từ láy âm.      

`=>` Chọn `A.` Từ láy toàn bộ

`D.` Từ láy âm

`-` Giải thích (xem thêm):

Vì những từ trên bao gồm cả những từ láy âm đầu và những từ láy toàn bộ.

`+` Từ láy âm đầu: bần bật, chênh chếch

`+` Từ láy toàn bộ: nho nhỏ, thăm thẳm

Câu 29. "Ta với ta" ở cuối bài thơ  Qua Đèo Ngang có nghĩa là gì ?                        

A. Ta với bạn của ta                              

B. Ta với những người cùng giới       

C. Ta với những người cùng tâm sự      

D. Chỉ có một mình ta

`=>` Chọn `D.` Chỉ có một mình ta

`-` Giải thích (xem thêm):

Cụm từ "ta với ta" ở bài "Qua Đèo Ngang" là chỉ một mình tác giả và sự cô đơn, lẻ loi giữa núi đồi hoang vắng.

Câu 30. Từ nào sau đây có yếu tố "gia" đồng nghĩa với "gia" trong "gia đình" ?     

A. Gia vị              

B. Gia tăng           

C. Gia sản              

D. Tham gia

`=>` Chọn `C.` gia sản

`-` Giải thích (xem thêm):

Từ "gia sản" mang nghĩa là tài sản của gia đình.

Câu 31. Trong các đề sau đề nào là đề văn biểu cảm.     

A. Con đường em đến trường        

B. Kỉ niệm tuổi thơ     

C. Loài hoa tượng trưng cho mùa hè.     

D. Cảm nghĩ về mùa xuân

`=>` Chọn `D.` Cảm nghĩ về mùa xuân.

`color{red}{@Cá}`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước