Câu 3. Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? Nêu ưu, nhược điểm của từng biện pháp? Câu 4. a) Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây khi bị sâu, bệnh phá hoại? b) Em hãy nêu tác hại của sâu bệnh? Câu 5. Ở địa phương em nên lựa chọn biện pháp phòng trừ sâu bệnh nào? Vì sao? HELP!!!!!!!!!!!!!!!!!

2 câu trả lời

câu 3

- Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là:

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

+ Ưu điểm: dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.

+ Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

2. Biện pháp thủ công

+ Ưu điểm:đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.

+ Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh

3. Biện pháp hóa học

+ Ưu điểm: có hiệu quả cao, ít tốn công, diệt nhanh

+ Nhược điểm: gây ngộ đọc cho người, gia súc và gây ô nhiễm môi trường.

4. Biện pháp sinh học

+ Ưu điểm: an toàn với người và động vật, hiệu quả bền vững lâu dài, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao.

+ Nhược điểm: hiệu quả chậm phụ thuộc vào loại thiên địch

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật

+ Ưu điểm: ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.

+ Nhược điểm : tốn kém

câu 4

a)

Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

+ Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối, thân cành bị sần sùi

+ Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

+ Trạng thái: Cây bị héo rũ

b)Tác hại của sâu bệnh làm giảm chất lượng nông sản, giảm năng suất cây trồng, sâu bệnh làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng

câu 5

Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu bệnh hại bằng một số biện pháp như:

+ Biện pháp sinh học.

+ Biện pháp thủ công. 

Vì địa phương em rất quan tâm đến khách hàng và tạo ra nhiều thực phẩm, không gây ngộ độc tới người và gia súc, làm ô nhiễm môi trường.

xin CTLHN

Câu 3:

* Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:

1) Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại

- Ưu điểm: dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài

- Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh

2) Biện pháp thủ công

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.

- Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu bọ phát triển nhanh

3) Biện pháp hóa học

- Ưu điểm: có hiệu quả cao, ít tốn công, diệt nhanh

- Nhược điểm: gây ngộ độc cho người, gia súc và gây ô nhiễm môi trường

4) Biện pháp sinh học

- Ưu điểm: an toàn với người và động vật, hiệu quả bền vững lâu dài, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu qu\ả kinh tế cao

- Nhược điểm: hiệu quả chậm phụ thuộc vào từng loại thiên địch

5) Biện pháp kiểm dịch thực vật

- Ưu điểm: ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm

- Nhược điểm: tốn kém

Câu 4:

a,

Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

+ Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối, thân cành bị sần sùi

+ Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

+ Trạng thái: Cây bị héo

b,

Tác hại của sâu, bệnh:

- Làm giảm chất lượng nông sản

- Giảm năng suất cây trồng

- Ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng

Câu 5:

Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu bệnh hại bằng một số biện pháp như:

+ Biện pháp sinh học.

+ Biện pháp thủ công. 

Vì địa phương em rất quan tâm đến khách hàng và tạo ra nhiều thực phẩm, không gây ngộ độc tới người và gia súc, làm ô nhiễm môi trường.

                        #Chúc bạn học tốt!!