Câu 22: Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó to hay nhỏ phụ thuộc vào A.kích thước của dùi trống. B.độ căng của mặt trống. C.kích thước của mặt trống. D.biên độ dao động của mặt trống. Câu 23: Trong các giá trị về độ to của âm sau đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau? A.230 dB. B.20 dB. C.90 dB. D.130 dB. Câu 26: Âm không truyền được trong môi trường A.tường bê tông. B.chân không. C.không khí. D.nước cất. Câu 27: Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A.Tần số dao động lớn hơn. B.Khi vật dao động mạnh hơn. C.Biên độ dao động lớn hơn. D.Khi vật dao động chậm hơn. Câu 29: Trường hợp nào dưới đây tạo thành chùm sáng hội tụ? A.Các tia sáng cùng truyền theo một đường thẳng. B.Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. C.Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng D.Các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng. Câu 30: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là A.ảnh ảo, hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. B.ảnh ảo, nằm phía sau gương và nhỏ hơn vật. C.ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và bằng vật. D.ảnh ảo, không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật.

2 câu trả lời

Câu 22: D

Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó to hay nhỏ phụ thuộc vào biên độ dao động của mặt trống.

Câu 23: D

Giá trị nào ứng với ngưỡng đau là 130dB

Câu 26: B

Âm không truyền được trong môi trường chân không

Câu 27: A

Vật phát ra âm cao hơn khi Tần số dao động lớn hơn.

Câu 29: C

Trường hợp tạo thành chùm sáng hội tụ: Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

Câu 30: C

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và bằng vật.

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Câu 22: Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó to hay nhỏ phụ thuộc vào

A. kích thước của dùi trống.

B. độ căng của mặt trống.

C. kích thước của mặt trống.

D. biên độ dao động của mặt trống.

Vì: độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động (BĐDĐ càng lớn, âm phát ra càng to; BĐDĐ càng nhỏ, âm phát ra càng bé)

Câu 23: Trong các giá trị về độ to của âm sau đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau?

A. 230 dB.

B. 20 dB.

C. 90 dB.

D. 130 dB.

Khi âm to đến ngưỡng nhất định sẽ làm cho tai đau nhức khó chịu, thậm chí làm thủng màng nhĩ. Người ta gọi 130 dB là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.

Câu 26: Âm không truyền được trong môi trường

A. tường bê tông.

B. chân không.

C. không khí.

D. nước cất.

Âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí, nhưng không thể truyền trong chân không.

Câu 27: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

A. Tần số dao động lớn hơn.

B. Khi vật dao động mạnh hơn.

C. Biên độ dao động lớn hơn.

D. Khi vật dao động chậm hơn.

Giải thích:

Vật dao động càng nhanh --> tần số dao động càng lớn --> âm phát ra càng bổng (cao).

Vật dao động càng chậm --> tần số dao động càng nhỏ --> âm phát ra càng trầm (thấp).

--> Chọn A

Câu 29: Trường hợp nào dưới đây tạo thành chùm sáng hội tụ?

A. Các tia sáng cùng truyền theo một đường thẳng.

B. Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

C. Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

D. Các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng.

Chùm sáng hội tụ là tập hợp các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

Câu 30: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là

A. ảnh ảo, hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

B. ảnh ảo, nằm phía sau gương và nhỏ hơn vật.

C. ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và bằng vật.

D. ảnh ảo, không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật.

Vì: gương phẳng thì cho ảnh ảo (và ảnh ảo đương nhiên sẽ không hứng được trên màn), bằng vật và đối xứng với vật qua gương

--> Chọn C

Câu hỏi trong lớp Xem thêm