.................. Câu 21: Trạng thái tự nhiên, NaCl có nhiều trong....... A. nước ngọt. B. nước biển. C. mỏ dầu. D. mỏ than. Câu 22. Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm? A. KCl. B. Ca3(PO4)2. C. K2SO4. D. (NH2)2CO. Câu 23. Trong các loại phân bón hoá học sau, loại nào là phân ure? A. KCl. B. Ca3(PO4)2. C. K2SO4. D. (NH2)2CO. Câu 24. Trong các loại phân bón hoá học sau, loại nào là phân lân? A. KCl. B. Ca(H2PO4)2. C. K2SO4. D. (NH2)2CO. Câu 25: Các tính chất hóa học đặc trưng của kim loại gồm: A.Tác dụng với khí oxi và oxit. B. Tác dụng với phi kim, axit và muối. C. Tác dụng với phi kim, bazo và muối. D. Tác dụng với phi kim, oxit và muối. Câu 26: Tính chất vật lí đặc trưng của kim loại gồm: A. Tính dẻo, dẫn điện, nóng chảy, có ánh kim. B. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. C. Tính đàn hồi, dẫn nhiệt, nóng chảy, nhẹ. D. Tính đàn hồi, dẫn điện, nóng chảy, nặng. Câu 27: Dãy các kim loại nào sau đây được xếp đúng theo trình tự trong dãy hoạt động hóa học của kim loại? A. K, Na, Mg, Al, Zn. B. Al, Zn, Cu, Fe, Mg. C. Na, Zn, Cu, Ag, Fe. D. Cu, Fe, Zn, Al, Mg. Câu 28: Dãy các kim loại nào sau đây được xếp đúng theo trình tự trong dãy hoạt động hóa học của kim loại? A. Mg, Al, Zn, Fe, Cu. B. Al, Zn, Cu, Fe, Mg. C. Na, Zn, Cu, Ag, Fe. D. Cu, Fe, Zn, Ag, Mg. Câu 29: Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp hoàn thành đoạn thông tin sau: “ Sự ........(1).......... kim loại hoặc hợp kim do tác dụng .............(2)............ trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại” A. (1) phá hủy, (2) nhiệt. B. (1) ăn mòn, (2) nhiệt. C. (1) phá hủy, (2) hóa học. D. (1) phá hủy, (2) lực. Câu 30: Để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, ta cần: A. Tạo lớp ngăn cách kim loại với môi trường ( sơn, mạ, bôi dầu mỡ,...). B. Lau khô bề mặt các kim loại sau khi sử dụng. C. Dùng chanh hoặc giấm vệ sinh bề mặt kim loại thường xuyên. D. Dùng giấy bao bọc xung quanh kim loại.
2 câu trả lời
21. B
22. D
23. D
24. B
25. B
26. B
27. A
28. A
29. C
30. A và B
Giải thích các bước giải:
Câu 21: B. nước biển.
Trạng thái tự nhiên, NaCl có nhiều trong nước biển.
Câu 22. D. $(NH_2)_2CO$
Phân đạm là phân chứa nguyên tố dinh dưỡng $Nito$ ⇒ $(NH_2)_2CO$
Câu 23. D. $(NH_2)_2CO$ Trong các loại phân bón hoá học sau, loại nào là phân ure?
Phân ure chính là phân đạm có chứa nguyên tố dinh dưỡng $Nito$ ⇒ $(NH_2)_2CO$
Câu 24. B. $Ca(H_2PO_4)_2$
Phân lân là phân chứa nguyên tố dinh dưỡng $Photpho$ ⇒ $Ca(H_2PO_4)_2$
Câu 25: B. Tác dụng với phi kim, axit và muối.
Các tính chất hóa học đặc trưng của kim loại gồm:
+ Kim loại Tác dụng với phi kim → $muối$
+ Kim loại Tác dụng với axit → $muối$ + $H_2$
+ Kim loại Tác dụng với muối. →$muối$ $ mới$ + kim loại yếu hơn
Câu 26: B. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
Tính chất vật lí đặc trưng của kim loại gồm: Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
Câu 27: A. K, Na, Mg, Al, Zn.
Dãy hoạt động hóa hoc của kim loại, sắp xếp theo chiều giảm dần:
$K,Ca,Na,Mg,Al,Zn,Fe,Ni,Sn,Sn,Pb,(H),Cu,Hg,Ag,Pt,Au$
Câu 28: A. Mg, Al, Zn, Fe, Cu.
Dãy các kim loại nào sau đây được xếp đúng theo trình tự trong dãy hoạt động hóa học của kim loại là:
$Mg,Al,Zn,Fe,Cu$
Câu 29: C. (1) phá hủy, (2) hóa học.
“ Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại”
Câu 30: Để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, ta cần:
A. Tạo lớp ngăn cách kim loại với môi trường ( sơn, mạ, bôi dầu mỡ,...).
B. Lau khô bề mặt các kim loại sau khi sử dụng.