Câu 2: Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của sinh vật ? Dựa vào ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm chia sinh vật thành nhóm nào? Lấy VD minh họa cho từng nhóm đó. Câu 3: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ? Tại sao? Câu 4: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau trong những điều kiện như thế nào? Câu 5: Trình bày mối quan hệ cùng loài ? Ý nghĩa? Quan hệ khác loài ? Ý nghĩa ? Câu 6: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?

1 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

*Ảnh hưởng của nhiệt độ.
- Nhiệt độ trên bề mặt trái đất biến thiên rất lớn còn sinh vật chỉ sống được trong giới hạn nhiệt độ rất hẹp (0-500C), thậm chí còn hẹp hơn. Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật. Sống ở nơi giá rét, thực vật có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm; động vật có lớp mỡ dưới da và lớp lông dày, di cư trú đông và ngủ đông.
- Với thân nhiệt, sinh vật được chia thành 2 nhóm: nhóm biến nhiệt và nhóm đồng nhiệt (hằng nhiệt).
+ Ở sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường (các loài vi sinh vật, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát). Sinh vật biến nhiệt điều chỉnh thân nhiệt thông qua sự trao đổi nhiệt trực tiếp với môi trường. Ngược lại, những loài đồng nhiệt có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường (chim, thú). Do vậy, nhóm này có khả năng phân bố rộng.
+ Ở động vật đồng nhiệt sống ở vùng lạnh phía Bắc, các phần cơ thể nhô ra thường nhỏ hơn (tai, đuôi…), còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với loài tương tự sống ở phía Nam thuộc Bắc Bán Cầu. Ngược lại, động vật biến nhiệt ở vĩ độ thấp có kích thước cơ thể tăng lên (trăn, đồi mồi, cá sấu, kì đà…)
- Ở sinh vật biến nhiệt, nhiệt được tích lũy trong 1 giai đoạn phát triển hay cả đời sống gần như là 1 hằng số và tuân theo công thức:
T = (x – k).n
Trong đó, T là tổng nhiệt hữu hiệu ngày; x là nhiệt độ môi trường; k là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển; n là số ngày cần để hoàn thành 1 giai đoạn hay cả đời sống của sinh vật.
C. Ảnh hưởng của độ ẩm.
- Cơ thể sinh vật chứa tới 50-70% là nước, thậm chí 99%. Do đó, cơ thể thường xuyên trao đổi nước với môi trường. Nước là môi trường sống của thủy sinh vật. Trên cạn, lượng mưa và độ ẩm quyết định đến sự phân bố, mức độ phong phú của các loài sinh vật, nhất là thảm thực vật.
- Liên quan tới độ ẩm và nhu cầu nước đối với đời sống, thực vật được chia thành 3 nhóm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn và nhóm trung gian là thực vật ưa ẩm vừa (trung sinh). Thực vật ưa ẩm sống ở nơi có độ ẩm cao, gần mức bão hòa. Thực vật chịu hạn tồn tại ở những nơi độ ẩm rất thấp (trên các cồn cát hay hoang mạc).
- Thực vật chịu hạn có khả năng tích trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân và lá), giảm sự thoát hơi nước (khí khổng ít, lá hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá vào mùa khô…), tăng khả năng tìm nước (rễ rất phát triển, nhiều cây có rễ phụ để hút ẩm như si, đa) và cuối cùng là khả năng “trốn hạn”, tức là cây tồn tại dưới dạng hạt dưới mặt đất. Vào mùa ẩm, hạt nảy mầm, phát triển và nhanh chóng ra hoa kết trái. Ví dụ, các loài thực vật ở hoang mạc.
- Động vật có những loài ưa ẩm (ếch, nhái), ưa ẩm vừa và những loài chịu được khô hạn (lạc đà, đà điểu, thằn lằn…). Ở động vật biến nhiệt, khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước. Ngược lại, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao. Ở điều kiện khô nóng, động vật đồng nhiệt giảm tiết mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc. Trên các hoang mạc nóng và khô, thân con vật có màu vàng (con trùng, thằn lằn), ở nơi cực lạnh, thân lại có màu trắng (gấu trắng Bắc cực).
*Sự tác động tổ hợp của nhiệt - ẩm.
Nhiệt và ẩm là 2 yếu tố chính của khí hậu, chi phối rất mạnh đến sự phân bố và đời sống của các loài. Sự tác động tổ hợp của nhiệt - ẩm lên sinh vật được gọi là biểu đồ “vùng sống” hay “thủy nhiệt đồ” của 1 loài sinh vật theo nhiệt - ẩm.

Câu 2 :

-Sinh vật hằng nhiệt  có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:

+Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.

+Cơ thế sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.

-Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..

Câu 4:

-Trong các nhóm cá thể, sinh vật hỗ trợ nhau chống lại các tác động bên ngoài: kẻ thù, con mồi, bão, ...

-Khi điều kiện bất lợi, các sinh vật cạnh tranh nhau về nơi ở, thức ăn, bạn tình, .

Câu 5:

Mối quan hệ khác loài là quan hệ hỗ trợ và đối địch.

1. Quan hệ hỗ trợ:

a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.

- Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu

- Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người...

b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.

Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.

2. Quan hệ đối địch:

a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.

Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà...

- Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây...

b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.

Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…

c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ thề vật chủ.

Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.

d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng, thức ăn…

Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại.

e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài khác.

Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ.

*Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau khi gặp điều kiện sống thuận lợi như nguồn thức ăn phong phú, nơi ở rộng rãi…

– Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ cùng loài là:

+ Giúp các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn

+ Làm tăng khả năng chống chọi của sinh vật với các điều kiện bất lợi của môi trường

+ Tranh nhau ăn và thúc đẩy nhau sinh trưởng tốt hơn

* Quan hệ cạnh tranh cùng loài:

– Quan hệ này xuất hiện khi gặp điều kiện bất lợi như khan hiếm thức ăn, nơi ở chật chội, mật độ quá cao, con dực tranh giành con cái

– Sự cạnh tranh dẫn đến hiện tượng tách khỏi nhóm của một số cá thể. Ý nghĩa của sự tách nhóm là:

+ Làm giảm bớt cạnh tranh về thức ăn, nơi ở giữa các cá thể và hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng

+ Hạn chế sự gia tăng số lượng cá thể vượt quá mức hợp lí

Câu 6:

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các loài sinh vật mà trong đó các loài sinh vật tham gia đều có lợi hoặc ít nhất không có hại.

Quan hệ đối địch là mối quan hệ giữa các loài sinh vật mà trong đó một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước