câu 1:Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta? Nêu nguyên nhân? câu 2 : Nêu tình hình phân bố dân cư ở nước ta?
2 câu trả lời
* Dân cư nước ta phân bố không đều
- dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi
+dân cư tập trung đông ở đồng bằng ven biển và các đô thị . đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nhưng lại chiếm 80 phần trăm dân số ở ĐBSH 1192 người /km2, tp HCM 2830 người/km2 năm 2003
+dân cư thưa thớt ở miền núi. trung du miền núi chiếm 3/4 diện tích chỉ có 20 phần trăm dân số sinh sống ở Tây Bắc 67 người /km2, Tây Nguyên 84 người /km2nawm 2003
- dân cư phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị
+ năm 2003 . 74 phần trăm dân số ở nông thôn , 26 phần trăn dân số ở thành thị
- dân cư phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam
+ ở miền Bắc có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn miền Nam nên có mật độ dân số cao hơn
+ năm 2002 mật độ dân số ở ĐBSCL là 420 người /km2 , mật độ dân số của ĐBSH trên 1000 người /km2
- dân cư phân bố không đều trong một phạm vi nhỏ
+ ở ĐBSH dân cư tập trung đông nhất ở thủ đô Hà Nội , thưa thớt ở rìa phía Bắc và Tây Nam
+ ở ĐBSCL dân cư tập trung đông ở ven sông Hậu , sông Tiền thưa thớt ở Đòng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên
* Nguyên nhân
- dân cư tập trung đông đúc
+ có điều kiện tự nhiên thuận lợi địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào
+ có kinh tế phát triển , nhiều trung tâm công nghiệp
+ là nơi có nghề trồng lúa nước phát triển , cần nhiều lao động
+ có lịch sử khai phá lớn , nhất là ĐBSH
- dân cư thưa thớt
+ địa hình cao hiểm trở
* Dân cư nước ta phân bố không đều.
- Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
+ Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ rất cao (d/c)
+ Ở trung du, miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp (d/c)
- Không đều giữa thành thị và nông thôn (d/c)
- Không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam (d/c)
- Không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư (d/c: giữa ĐBSH và ĐBSCL)
* Nguyên nhân: Vùng đông dân hoặc thưa dân là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (d/c)
- Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ (d/c)
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.