Câu 1:Nêu đặc điểm chung của động vật? Kể tên một số động vật mà em biết chỉ rõ nơi ở của chúng? Câu 2 :Trùng roi thường có ở đâu.Nó giống và khác thực vật ở điểm nào? Câu 3 :Trùng kiết lị và trùng sốt rét có hại như thế nào đối với con người vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi Câu 4 :Trình bày đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh
2 câu trả lời
Câu 1. Đặc điểm chung của động vật:
-Dị dưỡng (dinh dưỡng bằng các chất hữu cơ có sẵn)
-Có khả năng di chuyển
-Có hệ thần kinh và các giác quan.
VD: Trên cạn: chuột, sư tử, sói, mèo, chó,....
Dưới nước: bạch tuột, cá voi, cá heo, lươn,....
Trên không: chim yến, đại bàng, diều hâu,....
Câu 2. Trùng roi thường có ở ao, hồ, đầm ruộng, kể cả ở những vũng nước mưa.
Điểm giống: -Tự dưỡng (khả năng quang hợp) nhờ chất diệp lục.
- Tế bào có nhân, màng sinh chất, diệp lục, không bào.
Điểm khác:
-Trùng roi: có khả năng dị dưỡng khi ở trong môi trường tối, có roi, điểm mắt và có khả năng di chuyển
-Thực vật: Chỉ tự dưỡng, không có khả năng di chuyển.
Câu 3.
-Tác hại.
+Trùng kiết lị: Nuốt tế bào hồng cầu → gây viêm loét niêm mạc ruột → Đau bụng, đi ngoài → gây ra bệnh kiết lị.
+Trùng sốt rét: Phá hủy tế bào hồng cầu → mất chất dinh dưỡng → gây bện sốt rét.
-Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì ở đó, người ta không có thói quen mắc màn đi ngủ, vì điều kiện khó khăn, và vấn đề môi trường không đảm bảo trở thành nơi tốt cho muỗi A-nô-phen sinh sản.
Câu 4. -Đặc điểm chung:
+ Kích thước hiển vi.
+ Chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
+Phần lớn: di dưỡng.
+Di chuyển bằng chân giả, lông bơi (roi bơi) hoặc tiêu giảm.
+Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
-Vai trò:
+Là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước.
+Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
+1 số gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người: trùng kiết lị, trùng sốt rét,...
Câu 1:Nêu đặc điểm chung của động vật? Kể tên một số động vật mà em biết chỉ rõ nơi ở của chúng?
⇒Đặc điểm chung của động vật:
+Có khả năng di chuyển được.
+ Có hệ thần kinh và giác quan.
+Dị dưỡng (khả năng dinh dường nhờ chất hữu cơ có sẵn).
⇒Một số loài động vật:
+Con hổ: sống ở trên mặt đất.
+Con chim đại bàng: sống trên không ( cụ thể chắc là trên cây).
+Con gấu bắc cực: sống ở vùng cực lạnh giá
+Con cá sống ở dưới nước.
+...
Câu 2 :Trùng roi thường có ở đâu.Nó giống và khác thực vật ở điểm nào?
⇒Trùng roi thường có ở trong nước: ao hồ, đầm, ruộng kể cả vũng nước mưa.
⇒Giống thực vật ở:
+ Có khả năng tự dưỡng nhờ diệp lục khi sống ở những nơi có ánh sáng.
⇒Khác thực vật ở chỗ:
+Có thể dị dưỡng khi sống trong tối lâu ngày.
+Có thể di chuyển.
+Không có thành xenlulozo.
Câu 3 :Trùng kiết lị và trùng sốt rét có hại như thế nào đối với con người, vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ?
⇒Trùng kiết lị: Gây viêm loét ở niêm mạc rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa và sinh sản nhanh. Bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi.
⇒Trùng sốt rét gây giảm lượng hồng cầu trong cơ thể. Khiến cho con người bị thiếu máu và nhanh suy yếu.
⇒Bệnh sốt rét thường sảy ra ở miền núi vì:
+Người dân miền núi thường chưa có thói quen ngủ mắc màn, và có một số nơi môi trường không được tốt. Điều này tạo ra cơ hội tốt cho bệnh sốt rét phát triển.
Câu 4 :Trình bày đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh
⇒Đặc điểm chung:
+Cơ thể có kích thước hiển vi.
+Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
+Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
+Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.
⇒Vai trò:
+Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ sống trong nước.
+Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
+Làm sạch môi trường nước.
+Là vật chỉ thị cho các tầng đất có dầu lửa.
+ Có ý nghĩa về mặt địa chất.
+Gây bệnh cho người và động vật.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
CHO MÌNH XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT+5*+CẢM ƠN NẾU THẤY ĐÚNG NHÉ! THANKS BẠN.
@thienmunz24