Câu 1:Em cho biết mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc,miền Trung và các tỉnh miền Nam ở nước ta. Câu 2: Ở địa phương em trồng rừng thường trồng cây con có bầu hay trồng bằng cây con rễ trần,tại sao? Câu 3:Hãy nêu tác dụng của các công việc chăm sóc đối với cây trồng.Giải thích câu tục ngữ “công cấy là công bỏ,công làm cỏ là công ăn” Câu 4: Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản.Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào? Câu 5: Quan sát hình 38 SGK trang 61 em hãy nêu và ghi vào vở bài tập tên và mục đích từng biện pháp chăm sóc ở vườn gieo ươm.Theo em cần phải có biện pháp chăm sóc nào nữa?

2 câu trả lời

    Câu 1: 

   -Miền Bắc: mùa Xuân, mùa Thu.

   -Miền Nam, Trung: mùa mưa.

    Câu 2:

   -Ở địa phương em nếu có trồng rừng , thường trồng bằng cây non có bầu.

   -Vì : khả năng sống của cây sẽ cao hơn đồng thời quấ trình vận chuyển cây sẽ không ảnh hưởng đến bộ rễ.

     Câu 3:

Tác dụng của các công việc:

- Tỉa dặm cây: điều chỉnh mật độ khoảng cách của cây trồng hợp lý

- Làm cỏ: diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh

- Vun xới: làm đất tơi xốp, hạn chế bốc mặn, bốc phèn và chống đổ

- Tưới nước: cung cấp đủ nước và kịp thời để cây phát triển, sinh trưởng tốt

- Tiêu nước: để cây khỏi bị chết, ngập úng khi thừa nước 

- Câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn.

   Câu 4:

Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản 

Bảo quản hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản 

Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thơi gian sản phẩm 

Ở địa phương : đã thực hiện thu hoạch đúng thời vụ kịp thời sau đó bảo quản và chế biến nông sản mà mình tạo ra .

  Câu 5:

- Làm giàn che. Biện pháp làm giàn che nhằm mục đích giảm bớt ánh sáng.

- Tưới nước. Tưới nước nhằm làm cho cây con đủ ẩm.

- Phun thuốc trừ sâu bệnh. Phun thuốc trừ sâu bệnh nhằm phòng trừ sâu bệnh hại cho cây.

- Làm cỏ. Làm cỏ, diệt cỏ dại nhằm giúp cho cây sinh trưởng nhanh hơn.

                                   ----nhớ vote* cho mình nha----

C1:

-Miền Bắc: mùa Xuân, mùa Thu

-Miền Nam, Trung: mùa mưa

C2:

-Ở địa phương em nếu có trồng rừng , thường trồng bằng cây non có bầu vì khả năng sống của cây sẽ cao hơn đồng thời quá trình vận chuyển cây sẽ không ảnh hưởng đến bộ rễ 

C3:

-Tác dụng của các công việc:

+Tỉa dặm cây: điều chỉnh mật độ khoảng cách của cây trồng hợp lý

+Làm cỏ: diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh

+Vun xới: làm đất tơi xốp, hạn chế bốc mặn, bốc phèn và chống đổ

+Tưới nước: cung cấp đủ nước và kịp thời để cây phát triển, sinh trưởng tốt

+Tiêu nước: để cây khỏi bị chết, ngập úng khi thừa nước

-“Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất quan trọng

C4:

-Để bảo đảm số lượng và chất lượng của nông sản 

-Bảo quản hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản 

-Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thơi gian sản phẩm 

-Ở địa phương đã thực hiện thu hoạch đúng thời vụ kịp thời sau đó bảo quản và chế biến nông sản mà mình tạo ra

C5:

- Làm giàn che giúp làm giàn che nhằm mục đích giảm bớt ánh sáng.

- Tưới nước nhằm làm cho cây con đủ ẩm.

- Phun thuốc trừ sâu bệnh nhằm phòng trừ sâu bệnh hại cho cây.

- Làm cỏ, diệt cỏ dại nhằm giúp cho cây sinh trưởng nhanh hơn