Câu 17: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào? A. Hồng Công B. Ma Cao C. Đài Loan D. Bành Hồ Câu 18: “Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào? A. Liên hợp quốc B. SEATO C. ASEAN D. APEC. Câu 19: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào? A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma D. Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo Câu 20: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? A. 1992 B. 1994 C. 1995 D. 1996 Câu 21: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào giành được độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á? A. Việt Nam B. Lào C. In-đô-nê-xi-a D. Ma-lai-xi-a Câu 22: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở: A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi. Câu 23: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu? A. Hơn 50 năm. B. Hơn một thế kỉ. C. Hơn hai thế kỉ. D. Hơn ba thế kỉ. Câu 24: Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo? A. Đại hội dân tộc Phi B. Liên hợp quốc C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. PLO Câu 25: Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi? A. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do. B. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống. C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen Câu 26: Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh? A. Chi-lê B. Cu-ba C. Bô-li-vi-a D. Ni-ca-ra-goa Câu 27: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào? A. Bãi công của công nhân. B. Khởi nghĩa nông dân. C. Đấu tranh vũ trang. D. Đấu tranh chính trị. Câu 28: Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện nào? A. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa. B. Phi-đen trở về nước. C. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7 D. Cuộc đấu tranh ở Xi-”.e-ra Ma-e-xtơ-ra. Câu 29: Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 30: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào? A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc
2 câu trả lời
Câu 17: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?
A. Hồng Công B. Ma Cao C. Đài Loan D. Bành Hồ
Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12 – 1999).
Chọn đáp án: B
Câu 18: “Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
A. Liên hợp quốc B. SEATO C. ASEAN D. APEC.
Trong tuyên bố Băng Cốc năm 1967 đã xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực
Câu 19: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?
A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin
B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia
C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma
D. Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Thái Lan, Indonexia, Xingapo, Malaysia, Philippin.
Câu 20: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. 1992 B. 1994 C. 1995 D. 1996
⇒ Vào ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Câu 21: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào giành được độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á?
A. Việt Nam B. Lào C. In-đô-nê-xi-a D. Ma-lai-xi-a
Câu 22: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở: A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc ở châu Phi diễn ra mạnh mẽ, nhất là khu vực Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa tiêu biểu là ở An-giê-ri, Ai Cập,..
Câu 23: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?
A. Hơn 50 năm. B. Hơn một thế kỉ. C. Hơn hai thế kỉ. D. Hơn ba thế kỉ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi.
- Kết quả: buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la - lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.
Câu 24: Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo?
A. Đại hội dân tộc Phi B. Liên hợp quốc C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. PLO
Tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã lãnh đạo người da đen tiến hành cuốc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Câu 25: Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?
A. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do.
B. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống.
C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ
D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen
- Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.
- Năm 1993,chính quyền của người da trắng Nam Phi buộc phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
- Sau cuộc bầu cử tháng 4 – 1994, Nen-xơn Man-đê-la trúng cử trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này.
=> Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
Câu 26: Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh?
A. Chi-lê B. Cu-ba C. Bô-li-vi-a D. Ni-ca-ra-goa
Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba giành được thắng lợi và dc coi là phong trào bùng sáng nhất mọi thời đại
Câu 27: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân. B. Khởi nghĩa nông dân. C. Đấu tranh vũ trang. D. Đấu tranh chính trị.
Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, phong trào cách mạng ở Mĩ La-Tinh phát triển mạnh mẽ . Từ những năm 60 đến năm 80 của thế kỉ XX ,phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-Tinh diễn ra và diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu là hình thức đấu tranh vũ trang.
Câu 28: Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện nào?
A. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa.
B. Phi-đen trở về nước.
C. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7
D. Cuộc đấu tranh ở Xi-”.e-ra Ma-e-xtơ-ra.
- Cuộc đấu tranh tuy không giành thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo Cu-ba.
- Khẳng định một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới, trẻ tuổi đầy nhiệt huyết và kiên cường nhất định sẽ làm nên thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân Cu-ba.
Câu 29: Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian nào?
A. Những năm 60 của thế kỉ XX
. B. Những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Những năm 90 của thế kỉ XX.
Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.
=> Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới.
Câu 30: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?
A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc
B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc
C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc
D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến từ năm 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, tập đoàn Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc dân đảng đã thua trận và phái rút chạy ra Đài Loan.
Câu 17: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?
A. Hồng Công B. Ma Cao C. Đài Loan D. Bành Hồ
Câu 18: “Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
A. Liên hợp quốc B. SEATO C. ASEAN D. APEC.
Câu 19: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?
A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin
B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia
C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma
D. Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo
Câu 20: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. 1992 B. 1994 C. 1995 D. 1996
Câu 21: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào giành được độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á?
A. Việt Nam B. Lào C. In-đô-nê-xi-a D. Ma-lai-xi-a
Câu 22: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở:
A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi.
Câu 23: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?
A. Hơn 50 năm. B. Hơn một thế kỉ.
C. Hơn hai thế kỉ. D. Hơn ba thế kỉ.
Câu 24: Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo?
A. Đại hội dân tộc Phi B. Liên hợp quốc
C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. PLO
Câu 25: Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?
A. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do.
B. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống.
C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ
D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen
Câu 26: Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh?
A. Chi-lê B. Cu-ba C. Bô-li-vi-a D. Ni-ca-ra-goa
Câu 27: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân. B. Khởi nghĩa nông dân.
C. Đấu tranh vũ trang. D. Đấu tranh chính trị.
Câu 28: Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện nào?
A. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa.
B. Phi-đen trở về nước.
C. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7
D. Cuộc đấu tranh ở Xi-”.e-ra Ma-e-xtơ-ra.
Câu 29: Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian nào?
A. Những năm 60 của thế kỉ XX.
B. Những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Những năm 90 của thế kỉ XX.
Câu 30: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?
A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc
B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc
C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc
D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc