Câu 11. Những kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là: A. Fe;Al. B. Cu; Fe. C. Ag; Al. D. Cu; Al. Câu 12. Để phân biệt được kim loại nhôm với sắt, có thể sử dụng A. dd kiềm. B. dd muối magie. C. dd muối kẽm. D. dd axit sunfuric Câu 13: Khi đốt nóng một tờ giấy bạc làm bằng nhôm bạn An thấy phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng . An lí giải do nhôm có tính chất A. dẫn điện. B. dẫn nhiệt. C. ánh kim. D. tính dẻo. Câu 14 : Cho 5,4 g Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí hidro có thể tích là bao nhiêu lít ở đktc ? A. 7,2. B. 6,72. C. 4,48. D. 2,99. Câu 15: Để hòa tan hoàn toàn a(g) Al cần vừa đủ 150 ml dung dịch H2SO4 2M. Giá trị của a là A. 2,7. B.5,4. C. 8,1. D. 12,15.

1 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

Câu 11. A. Fe; Al.

Những kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là: Fe và Al.

Câu 12. A. dd kiềm.

Để phân biệt được kim loại nhôm với sắt, có thể sử dụng dd kiềm. $Al$ là kim loại lưỡng tính nên tác ng được với $NaOH$

$Al+NaOH+H2O→NaAlO2 +H2↑$

Câu 13: B. dẫn nhiệt. 

Khi đốt nóng một tờ giấy bạc làm bằng nhôm bạn An thấy phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng . An lí giải do nhôm có tính chất dẫn nhiệt. $Al$ là kim loại có tính dẫn nhiệt (và dẫn điện) tốt.

Câu 14 : B. 6,72. 

$nAl=$ `(5,4)/(27)` $=0,2mol$

PTHH: $2Al+6HCl→2AlCl3+3H2↑$

             0,2                                         0,3        (mol)

Theo phương trình, ta có: 

$nH2=$ `3/2` $.nAl=$ `3/2` $.0,2=0,3mol$

⇒ $VH2(đktc)=0,3.22,4=6,72lít$

Câu 15: B.5,4. 

Đổi: $150ml=0,15lít$

$nH2SO4=0,15.2M=0,3mol$

PTHH:  $2Al+3H2SO4→Al2(SO4)3+3H2↑$

             0,2              0,3                      (mol)

Theo phương trình, ta có: 

$nAl=$ `3/2` $.nAl=$ `2/3` $.0,3=0,2mol$

⇒ $mAl=0,2.27=5,4g$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm