Câu 1: Vì sao phải bảo vệ rừng ? Biện pháp bảo vệ rừng ? Học sinh bảo vệ rừng bằng cách nào ? Câu 2: Vai trò của ngành chăn nuôi ? Lấy ví dụ ? Câu 3: Vai trò của giống vật nuôi ? Câu 4: Thế nào là chọn phối cùng giống , chọn phối khác giống ? Lấy ví dụ ?
2 câu trả lời
Câu 1:
-Phải bảo vệ rừng vì:
Rừng là lá phổi xanh của Trái đất
Cung cấp gỗ cho chúng ta
-Các biện pháp bảo vệ rừng:
- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng
gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng
mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng
-Trồng cây, phủ xanh đồi trọc
Câu 2:
– Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng).
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng , cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và cho xuất khẩu.
Vd nuôi cừu, tằm ,
+ Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
Vd nuôi trâu bò cho sức kéo, phân bón, phụ phẩm
Câu 3: Vai trò của giống vật nuôi là:
+ Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
+ Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Câu 4:
Chọn phối cùng giống là là chọn và ghép nối với con đực và con cái thuộc giống giống nhau. - Chọn phối khác giống là là chọn và ghép nối với con đực và con cái thuộc giống khác nhau.
Ví dụ :
- Cùng giống: chọn phối lợn ỉn đực với lợn ỉn cái sẽ được thế hệ sau đều là những lợn ỉn (cùng giống với bố mẹ)
- Khác giống: chọn phối gà trống giống Rốt (có sức sản xuất cao) với gà mái trống Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp) được thế hệ sau là gà lai Rốt-Ri (vừa có khả năng thích nghi tốt, lại có sức sản xuất cao)
Câu 1: -Phải bảo vệ rừng vì: ... Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn.
-Các biện pháp bảo vệ rừng: - Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng... Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp.
-Để bảo vệ môi trường chúng ta hãy cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon (vì chỉ dùng 1 lần rồi bỏ) đừng liệng chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững, đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khí thải, giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, để Địa Cầu chúng ta không còn nóng thêm nữa.
Nuôi gia súc để làm thực phẩm cho con người sẽ càng hoang phí đất, nước, thực phẩm, nhiên liệu... và làm gia tăng khí thải, nhất là khí methane càng làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, đẩy nhanh hiện tượng Trái Đất ấm dần lên, làm tăng nguy cơ lụt lội, hạn hán và cháy rừng...
Câu 2: – Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng).(Vd gà, vịt cho trứng, thực phẩm…)
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
Vd nuôi cừu, tằm , trâu(da trâu dùng làm trống)
+ Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.Vd nuôi trâu bò cho sức kéo, phân bón, phụ phẩm
Câu 3: Vai trò của giống vật nuôi là:
+ Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
+ Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Câu 4:
ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu, nhằm hoàn thiện giống vật nuôi và nâng cao năng suất vật nuôi. Chọn lọc là một trong ba khâu rất quan trọng trong công tác giống vật nuôi (chọn lọc-chọn phối-nhân giống). Đó là khâu đầu tiên và có vai trò quyết định của công tác giống. Muốn có những cá thể để ghép đôi rồi từ đó nhân lên thì trước hết phải chọn lọc từ các cá thể tốt từ quần thể. Trên cơ sở chọn lọc tốt kết hợp với nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì con vật sẽ phát huy được giá trị của phẩm giống.
Ví dụ :
- Cùng giống: chọn phối lợn ỉn đực với lợn ỉn cái sẽ được thế hệ sau đều là những lợn ỉn (cùng giống với bố mẹ)
- Khác giống: chọn phối gà trống giống Rốt (có sức sản xuất cao) với gà mái trống Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp) được thế hệ sau là gà lai Rốt-Ri (vừa có khả năng thích nghi tốt, lại có sức sản xuất cao)