Câu 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó. Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
1 câu trả lời
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận (văn học công khai và văn học không công khai) và phân hóa thành nhiều xu hướng khác nhau (văn học lãng mạn, văn học hiện thực và dòng văn học cách mạng) vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
Bộ phận văn học công khai: văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ nên bộ phận này phân thành nhiều xu hướng mà nổi bật nhất là hai xu hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
Bộ phận văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.
Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân, khẳng định cái tôi, lạc lõng với thời cuộc mà tìm về với những cái đẹp của quá khứ, của tình yêu. Văn học lãng mạn là sự thức tỉnh cái tôi cá nhân, có ý thức chống lại những lễ giáo phong kiến hà khắc, lạc hậu, cổ hủ khiến cho người đọc thêm tin yêu cuộc sống, yêu và gắn bó với quê hương đất nước.
Văn học hiện thực: phản ánh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến thối nát, xấy xa, bất công với sự bóc lột đến tận cùng của giai cấp thống trị; khắc họa thành công và ám ảnh số phận, tình cảnh khốn khổ của những người dân lao động nghèo khổ, tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghèo...Các tác phẩm thuộc dòng văn học này đều mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Văn học thời kì này phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng, phi thường và mau lẹ vì:
Sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi và ý thức về cái tôi các nhân. Các tác giả của tất cả các dòng văn học thời kì này được tiếp xúc với luồng tư tưởng mới, nhận thức của họ cũng được mở rộng hơn với quyền sống, quyền tự do, nhân quyền của con người trong nền văn hóa phương Tây.
Đặc điểm của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta hiện tại với rất nhiều vấn đề của cuộc sống trước nay chưa từng xuất hiện và tồn tại được đặt ra đòi hỏi văn học phải giải quyết: cuộc sống bế tắc, tuyệt vọng của tầng lớp tiểu tư sản trí thức; sự tha hóa, biến chất của người nông dân; sưu thuế nặng đè oặt lên đôi vai của nhân dân,...
Nhân dân cả nước đang trong cuộc đối đầu cam go, gay gắt với kẻ thù với những cuộc đấu tranh và phong trào nổi dậy nổ ra liên tiếp như vũ bão. Chính điều ấy đã trở thành hiện thực phản ánh và nguồn cảm hứng dồi dào cho bộ phận văn học không công khai (văn học cách mạng)