Câu 1: Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của: ( NB) A. môi trường nhiệt đới. B. môi trường xích đạo ẩm. C. môi trường nhiệt đới gió mùa. D. môi trường hoang mạc. Câu 2: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là(TH)_ A. lạnh, khô. B. nóng, ẩm. C. khô, nóng. D. lạnh, ẩm. Câu 3: Có mấy kiểu môi trường trong đới nóng: ( NB) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 6: Câu 4: Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi là đặc điểm của môi trường: (TH)_ A. Xích đạo ẩm B. Nhiệt đới C. Hoang mạc D. Địa Trung Hải Bài 7: Câu 5: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:(TH)_ A. Lạnh – Khô – Ít mưa B. Nóng – Ẩm - Mưa nhiều. C. Nóng – Ẩm – Mưa nhiều theo mùa D. Nóng - khô quanh năm Câu 6: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất?(NB) A. Nam Á, Đông Nam Á B. Nam Á, Đông Á C. Tây Nam Á, Nam Á. D. Bắc Á, Tây Phi. Câu 7: Việt Nam nằm trong môi trường: (VDT) A. Môi trường xích đạo ẩm B. Môi trường nhiệt đới gió mùa C. Môi trường nhiệt đới D. Môi trường ôn đới Câu 8: Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: (VDT) A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở. C. Thời tiết diễn biến thất thường. D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa. Bài 13 Câu 9: Môi trường đới ôn hòa trong khoảng(NB) A. Giữa hai đường chí tuyến B. Từ chí tuyến đến vòng cực ở mỗi bán cầu C. Từ vòng cực đến cực ở mỗi bán cầu D. Từ xích đạo đến hai chí tuyến mỗi bán cầu Câu 10: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào? (TH) A. Thời tiết thay đổi thất thường. B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ. C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh. D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh. Bài 17: Câu 11: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức: (TH) A. Bình thường. B. Báo động. C. Nghiêm trọng. D. Rất nghiêm trọng Câu 12: Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới? (TH) A. Hoa Kì. B. Pháp. C. Anh. D. Đức. Câu 13: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã: (TH) A. Kí hiệp định thương mại tự do. B. Thành lập các hiệp hội khu vực. C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô. D. Hạn chế phát triển công nghiệp. Bài 19 Câu 14: “Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do: (TH) A. Do nước mưa. B. Do nước chảy. C. Do gió thổi. D. Do độ dốc. Câu 15: Loài động vật nào sau đây phát triển mạnh ở hoang mạc?(NB) A. Ngựa B. Bò C. Lạc đà. D. Trâu Câu 16: Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ: (NB) A. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc. B. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc. C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc. D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc. Câu 17: Phần lớn các hoang mạc trên thế giới nằm: ?(NB) A. Châu Phi. B. Châu Phi và châu Á. C. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu. D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa. Câu 18: Ý nào sau đây không đúng về vị trí các hoang mạc trên thể giới(VDC) A. Nơi có các dòng biển nóng chảy qua B. Tập trung dọc theo hai đường chí tuyến C. Nơi có các dòng biển lạnh cháy qua D. Nằm sâu trong nội đị

1 câu trả lời

Câu 1: Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của: ( NB)

A. môi trường nhiệt đới.

B. môi trường xích đạo ẩm.

C. môi trường nhiệt đới gió mùa.

D. môi trường hoang mạc.

- Từ 50B đến 50 N là phạm vi phân bố của môi trường xích đạo ẩm.

Câu 2: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là(TH)_

A. lạnh, khô.

B. nóng, ẩm.

C. khô, nóng.

D. lạnh, ẩm.

- Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là rừng rậm xanh quanh năm.

Câu 3: Có mấy kiểu môi trường trong đới nóng: ( NB)

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

- Các môi trường của đới nóng gồm: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường nhiệt đới, môi trường hoang mạc.

Bài 6: Câu 4: Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi là đặc điểm của môi trường: (TH)_

A. Xích đạo ẩm

B. Nhiệt đới

C. Hoang mạc

D. Địa Trung Hải

- Hai môi trường nhiệt đới, càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi.

Bài 7: Câu 5: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:(TH)_

A. Lạnh – Khô – Ít mưa

B. Nóng – Ẩm - Mưa nhiều.

C. Nóng – Ẩm – Mưa nhiều theo mùa

D. Nóng - khô quanh năm

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường. - Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC và biên độ nhiệt năm khoảng 8oC.

Câu 6: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất?(NB)

A. Nam Á, Đông Nam Á

B. Nam Á, Đông Á

C. Tây Nam Á, Nam Á.

D. Bắc Á, Tây Phi.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.

Câu 7: Việt Nam nằm trong môi trường: (VDT)

A. Môi trường xích đạo ẩm

B. Môi trường nhiệt đới gió mùa

C. Môi trường nhiệt đới

D. Môi trường ôn đới

- Việt Nam có vị trí địa lí thuộc khu vực Đông Nam Á, thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa.

Câu 8: Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: (VDT)

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở.

C. Thời tiết diễn biến thất thường.

D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.

Bài 13 Câu 9: Môi trường đới ôn hòa trong khoảng(NB)

A. Giữa hai đường chí tuyến

B. Từ chí tuyến đến vòng cực ở mỗi bán cầu

C. Từ vòng cực đến cực ở mỗi bán cầu

D. Từ xích đạo đến hai chí tuyến mỗi bán cầu

Môi trường đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh, trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu Nam Bắc.

Câu 10: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào? (TH)

A. Thời tiết thay đổi thất thường.

B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.

C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.

D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.

- Do vị trí trung gian nên đới ôn hòa có thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.

Bài 17: Câu 11: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức: (TH)

A. Bình thường.

B. Báo động.

C. Nghiêm trọng.

D. Rất nghiêm trọng

-  Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức báo động.

Câu 12: Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới? (TH)

A. Hoa Kì.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Đức.

- Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, Hoa Kì là nước có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Câu 13: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã: (TH)

A. Kí hiệp định thương mại tự do.

B. Thành lập các hiệp hội khu vực.

C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô.

D. Hạn chế phát triển công nghiệp.

- Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước trên thế giới đã kí Nghị định thư Ki-ô-tô, nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất.

Bài 19 Câu 14: “Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do: (TH)

A. Do nước mưa.

B. Do nước chảy.

C. Do gió thổi.

D. Do độ dốc.

- “Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do tác động của các luồng gió thổi.

Câu 15: Loài động vật nào sau đây phát triển mạnh ở hoang mạc?(NB)

A. Ngựa

B. Bò

C. Lạc đà.

D. Trâu

- Lạc đà, linh dương, bọ cạp, ....., phát triển mạnh ở sa mạc

Câu 16: Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ: (NB)

A. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.

B. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.

D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

- Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Câu 17: Phần lớn các hoang mạc trên thế giới nằm: ?(NB)

A. Châu Phi.

B. Châu Phi và châu Á.

C. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.

- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

Câu 18: Ý nào sau đây không đúng về vị trí các hoang mạc trên thể giới(VDC)

A. Nơi có các dòng biển nóng chảy qua

B. Tập trung dọc theo hai đường chí tuyến

C Nơi có các dòng biển lạnh cháy qua

D. Nằm sâu trong nội đị

- Hoang mạc vĩ độ trung bình giữa 30 °và 50 °Bắc và Nam. Chúng chủ yếu là ở vùng cách xa biển nơi mà hầu hết độ ẩm đã rơi/tách ra từ gió. Chúng bao gồm các hoang mạc Tengger, và Sonoran.

@nhicutehotme

chúc bn làm bài tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm