Câu 1: Trình bày thành tựu của ứng dụng công nghệ gen. Câu 2: Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ? Câu 4: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? Câu 5: Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật ? Câu 6: Ở cà chua màu đỏ là trội so với màu vàng. Khi cho lai cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng thì ở F1: thu được toàn bộ cà chua quả đỏ. 1. Viết sơ đồ phép lai và cho biết phép lai tuân theo quy luật nào? 2. Cho cà chua F1 lai với nhau. Xác định kiểu gen, kiểu hình ở F2. 3. Có thể xác định được cà chua quả đỏ thuần chủng ở F2 được không? bằng cách nào? Câu 7: Thành phần phần trăm các loại N trong một mạch đơn của phân tử ADN: A = 12 %; X = 45%; G = 18 %; T = 25% 1. Xác định thành phần phần trăm các loại N trong mạch đơn bổ sung? 2. Tính thành phần phần trăm các loại N trong phân tử ADN
2 câu trả lời
Câu 2
- Các tính trạng số lượng (hình thái, năng suất...) do nhiều gen trội quy định trong cơ thê lai F1 phần lớn các gen nằm trong cặp gen dị hợp trong đó các gen lặn (xấu) không được biểu hiện, chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện.
- Trong các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần.
Câu 4
Thoái hóa giống biểu hiện như sau: các cá thể của các thế hệ tiếp có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết... bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít…
Câu 5
Giao phối gần (giao phối cận huyết) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: cá thể sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
Giải thích các bước giải:
1,
* Thành tựu tạo giống cây trồng biến đổi gen:
- Nhờ công nghệ gen, người ta có thể tạo ra nhiều giống cây trồng quý hiếm.
+ Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông và đã tạo được giống cây bông kháng sâu hại.
+ Tạo được giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp ß- carôten (tiềm chất tạo vitamin A) trong hạt.
- Tạo giống cây biến đổi gen có sản phẩm được bảo quản tốt hơn cũng được các nhà khoa học quan tâm. Ví dụ: giống cà chua có gen sản sinh êtilen đã được làm cho bất hoạt, vì thế có quả không chín nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu không bị hỏng.
* Thành tựu tạo giống sinh vật biến đổi gen:
- Tạo ra các dòng vi khuẩn mang gen của loài khác có thể nhanh chóng sản sinh ra một lượng lớn insulin là thuốc chữa bệnh tiểu đường ở người.
- Hiện nay, nhiều dòng vi sinh vật biến đổi gen đã được tạo ra nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của con người, trong đó có việc làm sạch môi trường như phân huỷ rác thải, dầu loang…
2, Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì ở đời sau, tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng, các gen lặn sẽ được tổ hợp lại với nhau tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.
3, Thoái hóa giống biểu hiện như sau: các cá thể của các thế hệ tiếp có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết... bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít…
5,
Giao phối gần (giao phối cận huyết) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: cá thể sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
6, quả đỏ trội hoàn toàn so vs quả vàng
quy ước a - đỏ, a - vàng
1, Phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập
Sơ đồ lai :
P" AA x aa
F1 : 100% Aa
2, F1 x F1 : Aa x Aa
F2 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa
3 đỏ : 1 vàng
3. xác định kiểu gen bằng cách cho cây quả đỏ F2 lai phân tich, TLKH đồng tính => F1 tuần chủng, phân tính F1 dị hợp
7, Mạch 1: A = 0,12 N/2 ; X = 0,45N/2 , G = 0,18N/2 , T = 0,25 N/2
Vậy Gen có :
A= T = (0,06N + 0,125N ) : N x 100% = 18,5 %
G= X = (0,225 N +0,09N ) : N x 100% = 31,5 %