Câu 1: Trình bày sự phận bố dân cư trên thế giới? Câu 2: Đặc điểm, vị trí, khí hậu của môi trường đới ôn hòa? Câu 3: Kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng và đới ôn hoà? Câu 4: Đặc điểm, vị trí, khí hậu, sự thích nghi của thực – động vật ở hoang mạc? Câu 5: Vị trí, khí hậu, sự thích nghi của thực – động vật ở đới lạnh? Câu 6: Vị trí, địa hình, khí hậu Châu Phi? Vì sao Châu Phi là châu lục nóng? Câu 7: So sánh các môi trường tự nhiên châu Phi

2 câu trả lời

Câu 1: Trình bày sự phận bố dân cư trên thế giới?
- Dân cư phân bố không đồng đều trên thế giới.
- Những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị, ven biển hoặc các vùng có khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa dân cư tập trung đông đúc
- Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang
mạc,… khí hậu khắc nghiệt dân cư thưa thớt.
Câu 2: Đặc điểm, vị trí, khí hậu của môi trường đới ôn hòa?
- Vị trí:
Nằm khoảng từ vòng cực đến chí tuyến của cả hai bán cầu (khoảng giữa đới nóng và đới lạnh). Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở bán cầu Bắc.
- Khí hậu:
+ Mang tính chất trung gian của khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh:
*
Không nóng mưa nhiều như đới nóng.
* Không lạnh, mưa ít như đới lạnh.
+ Thời tiết có nhiều biến đổi thất thường (các đợt khí nóng, đợt khí lạnh, gió Tây ôn đới)
Câu 3: Kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng và đới ôn hoà?
- Đới nóng: Có 4 kiểu môi trường:
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường hoang mạc
 - Đới ôn hòa: Có 5 kiểu môi trường:
+ Môi trường  cận nhiệt đới giớ mùa, cận nhiệt đới ẩm
+ Môi trường hoang mạc
+ Môi trường địa trung hải
+ Môi trường ôn đới lục địa
+ Môi trường ôn đới hải dương
Câu 4: Đặc điểm, vị trí, khí hậu, sự thích nghi của thực – động vật ở hoang mạc?
- Vị trí
: Phần lớn nằm dọc 2 chí tuyến và giữa lục địa Á – Âu
- Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, lượng mưa rất thấp, lượng bốc hơi lớn.
- Thực vật, động vật:
+ Tự hạn chế sự thoát hơi nước (Nêu ví dụ thực – động vật)
+ Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể
Câu 5: Vị trí, khí hậu, sự thích nghi của thực – động vật ở đới lạnh?
- Vị trí:
Khoảng từ vòng cực đến hai cực
- Khí hậu: Vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt. Mùa hạ ngắn, mùa đông dài. Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC . Mưa rất ít chủ yếu  dưới dạng tuyết. Mặt đất đóng băng quanh năm
- Sự thích nghi:
* Thực vật
- Chỉ phát triển được trong mùa hạ ngắn ngủi.
- Cây thấp lùn, mọc xen kẽ rêu, địa y…
* Động vật:
- Có lớp mỡ dày (Hải cẩu, cá voi…), lớp lông dày (tuần lộc, gấu trắng….)
- Có lớp lông không thấm nước (chim cánh cụt).
- Một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh
Câu 6: Vị trí, địa hình, khí hậu Châu Phi? Vì sao Châu Phi là châu lục nóng?
- Vị trí:
+ Giới hạn:
* Cực Bắc: 37020'B
* Cực Nam: 34051'N
* Cực Đông: 51024'Đ
* Cực Tây: 17033'T
+ Diện tích: hơn 30 triệu km2  
+ Tiếp giáp:
* Phía Bắc giáp Địa Trung Hải
* Phía Đông Bắc giáp Biển Đỏ (ngăn cách châu Á bởi kênh đào Xuy – ê)
* Phía Tây giáp Đại Tây Dương
* Phía Đông Nam giáp Ấn Độ Dương
+ Châu Phi trải rộng trên 2 nửa cầu giữa 2 chí tuyến, cân xứng qua xích đạo.
→ Thuộc môi trường đới nóng
+ Đường bờ biển dài nhưng ít bị cắt xẻ, ít vịnh biển, đảo, quần đảo do đó biển ít lấn sâu vào đất liền.
+ Hình dạng khối mập mạp
- Địa hình:
+ Độ cao trung bình: 750m
+ Địa hình cao ở phía Đông Nam thấp dần về phía Tây Bắc.
+ Rất ít núi trẻ
+ Đồng bằng thấp chủ yếu ở ven biển.
=> Châu Phi địa hình đơn giản có thể xem châu Phi  là khối cao nguyên khổng lồ xen kẻ bồn địa và các sơn nguyên.
- Khí hậu:
+ Nóng và khô bậc nhất của thế giới.
+ Nguyên nhân: Phần lớn nằm giữa 2 chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển.
+ Lượng mưa tương đối ít, giảm dần về hai chí tuyến
+ Hoang mạc chiếm diện tích lớn
- Châu Phi là châu lục nóng nhất là vì: Phần lớn đại bộ phận lãnh thổ  Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.
- Diện tích Châu Phi rất rộng lớn.
- Đường bờ biển ít bị cắt xẻ nên ít  chịu ảnh hưởng của biển, biển ít vào sâu trong đấtliền .
- Có dòng biển lạnh chảy sát ven bờ, nước không bốc hơi được nên  ít mưa
Câu 7: So sánh các môi trường tự nhiên châu Phi
- Môi trường xích đạo ẩm : thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Hai môi trường nhiệt đới: càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng thưa và xavan cây bụi, nguồn thức ăn phong phú, tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm...).
- Hai môi trường hoang mạc : gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc và hoang mạc Ca – la – ha – ri, hoang mạc Na – mip ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất ít , biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực, động vật nghèo nàn.
- Hai môi trường địa trung hải:  ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.
#Lynn

$\color{red}{nguyenvanducanh0609}$

Câu 1: Dân cư phân bố không đều trên thế giới (SGK/9)

Câu 2: 

Khí hậu  : đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh

Vị trí       : đới ôn hòa nằng giữa đới nóng và đới lạnh

Đặc điểm: Do vị trí trung gian nên thời tiết đới ôn hòa thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh (SGK/43)

Câu 3:

- Các kiểu môi trường ở đới nóng

     + Môi trường xích đạo ẩm

     + Môi trường nhiệt đới

     + Môi trường nhiệt đới gió mùa

     + Môi trường hoang mạc

- Các kiểu môi trường ở đới ôn hòa

     + Môi trường ôn đới hải dương

     + Môi trường ôn đới lục địa

     + Môi trường địa trung hải

     + Môi trường cận nhiệt đới, gió mùa, cận nhiệt đới ẩm

     + Môi trường hoang mạc ôn đới

Câu 4: 

Vị trí: Phân lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai đường chí tuyến và giữa đại lục Á - Âu

Khí hậu: Ở hoang mạc, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm

Đặc điểm: Đặc điểm nổi bật của các hoang mạc là tính chất vô cùng khắc nhiệt, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mư hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết

Sự thích nghi của thực vật: giảm sự thoát hơi nước, tăng dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể, lá biến thành gai, có bộ rễ to và dài để hút được nước dưới sâu

Sự thích nghi của động vật: vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá, có khả năng chịu đói khát và đi tìm thức ăn

Câu 5: 

Vị trí: nằm trong khoẳng từ hai vòng cực đến hai cực

Khí hậu: khí hậu vô cùng khắc nhiệt

Sự thích nghi của thực vật: cây cối mọc còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y

Sự thích nghi của động vật: có lớp mỡ dày, lớp lông dày, bộ lông không thấm nước, chúng thường sống thành đàn

Câu 6:

Vị trí: nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam 

Khí hậu: nóng quanh năm

Địa hình: Khá đơn giản, toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m

Vì châu Phi có nhiệt độ trung bình năm trên $20^{0}$ C, lượng mưa ít giảm dần về phía hai chí tuyến và còn nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên châu Phi là châu lục nóng

Câu 7:

Môi trường xích đạo ẩm : thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
Hai môi trường nhiệt đới: càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng thưa và xavan cây bụi, nguồn thức ăn phong phú, tập trung nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt 
Hai môi trường hoang mạc : gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc và hoang mạc Ca – la – ha – ri, hoang mạc Na – mip ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất ít , biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực, động vật nghèo nàn.
Hai môi trường địa trung hải:  ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.